Kiểm tra 1 tiết Môn: ngữ văn lớp 6 Phòng Giáo Dục Đức Linh Đề 21
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 1 tiết Môn: ngữ văn lớp 6 Phòng Giáo Dục Đức Linh Đề 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐỨC LINH ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TRƯỜNG …………………………………………. MÔN : NGỮ VĂN LỚP 6 Đề số : …. ( Tiết 28 tuần 7 theo PPCT) Họ và tên : …………………………………………… Lớp : ………. Điểm Lời phê của Thầy (cô) I. Trắc nghiệm : Khoanh tròn chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi Câu 1 : Truyện “’ Con Rồng _ Cháu Tiên” thuộc phương thức biểu đạt nào ? A. Miêu tả B. Tự sự C . Biểu cảm D. Nghị luận Câu 2 : Ý nghĩa nổi bật của hình tượng “Bọc trăm trứng ” trong truyền thuyết “’ Con Rồng _ Cháu Tiên” là gì ? A. Tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc B. Ca ngợi sự hình thành của nhà nước Văn Lang C. Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam D. Mọi người , mọi dân tộc Việt Nam phải yêu thương nhau như an hem một nhà Câu 3 : Truyện “ Thạch Sanh ” thuộc thể loại truyện dân gian nào ? A. Truyện ngụ ngôn B. Truyện cổ tích C. Truyền thuyết D. Truyện cười Câu 4 : Thánh Gióng được coi là biểu tượng gì của tinh thần dân tộc Sức mạnh trỗi dậy phi thường khi vận nước gặp khó khăn Sức mạnh thần kì của tinh thần và hành động yêu nước Đoàn kết một lòng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước Lòng yêu nước , sức mạnh phi thường và tinh thần sẵn sàng chống giặc ngoại xâm. Câu 5 : Trong các từ sau đây từ nào là nượn tiếng Hán A. Lo sợ B. Sứ giả C. Tài giỏi D. Nhà vua Câu 6 : Truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với : A. Cổ tích B. Lịch sử C. Thần thoại D. Ngụ ngôn Câu 7 : Chi tiết tạo nên tiếng cười vui vẻ trong truyện “Em bé thông minh ” Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ Em bé tuy còn nhỏ nhưng lại đưa ra lời giải thích hết sức đơn giản trong khi những người lớn tài giỏi không nghĩ ra Bao nhiêu các ông trạng và các nhà thông thái được triệu vào đều lắc đầu bó tay .... Câu 8 : Ý nghĩa của chi tiết “ Nồi cơm Thần Kỳ” trong truyện “ Thạch Sanh ” là gì ? Coi thường chế giễu kẻ thù Chứng tỏ sự tài giỏi của Thạch Sanh Tượng trưng cho tinh thần nhân đạo , tư tưởng hoà bình của nhân dân ta Thể hiện tình yêu của Thạch Sanh dành cho công chúa II. Tự luận ( 6 điểm ) Câu 1 : Truyền thuýêt là gì ? kể tên những truyền thuyết đã học và đọc thêm Câu 2 : Hãy chỉ ra sự đối lập về tính cách và hành động cuả hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông trong truyện Thạch sanh Câu 3 : Nêu ý nghĩa của truyện “ Sơn Tinh _ Thuỷ Tinh” PHÒNG GIÁO DỤC ĐỨC LINH HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA 1 TIẾT TRƯỜNG …………………………………………. MÔN : NGỮ VĂN LỚP 6 Đề số : …. ( Tiết 28 tuần 7 theo PPCT) I. Trắc nghiệm : Mỗi câu đúng 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B D B D B B B C Câu 1 : ( 2 điểm) _ Truền thuyết là loại truyện dân gian , kể về các nhân vật và sự kiện liên quan đến lịch sử thời quá khứ (0,5 điểm) _ Thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo (0,5 điểm) _ Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể (0,5 điểm) _ Những truyền thuyết đã học và đọc thêm : (0,5 điểm) + Con Rồng _ Cháu Tiên + Bánh chưng _ Bánh giầy + Thánh Gióng + Sơn Tinh _ Thuỷ Tinh + Sự tích Hồ Gươm Câu 2 : ( 2 điểm ) Sự đối lập về tính cách và hành động của Lý Thông và Thạch Sanh _ Tính cách và hành động của Thạch Sanh : (1 điểm) + Chăm lao động + Chất phác , tin người + Trung hậu + Dũng cảm _ Tính cách và hành động của Lý Thông : ( 1 điểm ) + Tàn ác + Nham hiểm + Phản trắc , vong ân bội nghĩa Câu 3 : ( 2 điểm ) _ Ý nghĩa của truyện “ Sơn Tinh _ Thuỷ Tinh” + Sơn Tinh _ Thuỷ Tinh là câu truyện tưởng tượng kỳ ảo + Giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh , ước mong của người Việt Cổ muốn chế ngự thiên tai + Đồng thời suy tôn ca ngợicông lao dựng nước của các Vua Hùng .
File đính kèm:
- KNGHIJOPDFMHBO;FD,POGSKDP[1-14 (2).doc