Kiểm tra 1 tiết Môn: ngữ văn lớp 6 Phòng Giáo Dục Đức Linh Đề 28
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 1 tiết Môn: ngữ văn lớp 6 Phòng Giáo Dục Đức Linh Đề 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐỨC LINH ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TRƯỜNG …………………………………………… MÔN : NGỮ VĂN LỚP 6 Đề số: …… (Tiết : 28 ; Tuần 7 theo PPCT) Họ và tên:……………………………………………. Nhận xét của thầy cô: Điểm: Lớp:……………………………………………………….. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Câu 1: Truyền thuyết là gì? a. Lịch sử dân tộc, đất nước được phản ánh chân thực trong các câu chuyện về một hay nhiều nhân vật lịch sử. b. Câu chuyện có những yếu tố hoang đường liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử. c. Là những câu chuyện hoang đường. d. Cuộc sống hiện thực được kể một cách chân thực. Câu 2: Ýù nghĩa nổi bật nhất của hình tượng “Cái bọc trăm trứng” là gì? a. Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam. b. Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang. c. Tình yêu nước và lòng tự hào dân tộc. d. Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải yêu thương nhau như anh em ruột thịt. Câu 3: Truyền thuyết “ Thánh Gióng” phản ánh rõ nhất quan niệm, ước mơ gì của nhân dân ta? a. Người anh hùng đánh giặc cứu nước. b. Tinh thần đoàn kết của nhân dân. c. Tình làng nghĩa xóm. d. Vũ khí hiện đại để chống giặc. Câu 4: Nhân vật chính trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là ai ? a. Sơn Tinh b. Thủy Tinh. c. Sơn Tinh, Thủy Tinh d. Vua Hùnh Câu 5: Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” phản ánh hiện thực và ước mơ của người Việt Cổ trong công cuộc gì? a. Dựng nước b. Đấu tranh chống thiên tai. c. Xây dựng nền văn hoá dân tộc. d. Giữ nước Câu 6: Việc trả gươm cho Long Quân của Lê Lợi có ý nghĩa gì? a. Không cần đến gươm b. Không muốn nợ nần c. Lê Lợi đã tìm được chủ nhân của gươm thần d. Muốn cuộc sống hòa bình cho dân tộc. Câu 7: Truyện “Thạch Sanh” thể hiện ước mơ nào của nhân dân lao động? a. Sức mạnh của nhân dân. b. Công bằng xã hội c. Cái thiện chiến thắng cái ác d. Người anh hùng đấu tranh chống xâm lược Câu 8: Câu chủ đề có vai trò như thế nào trong đoạn văn? a. Là ý chính b. Làm ý chính nổi bật c. Giải thích cho ý chính d. Dẫn đến ý chính II.PHẦN TỰ LUẬN: ( 6 điểm) (Học sinh trình bày ở mặt sau) Câu 1: Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm thể hiện ý nghĩa gì? Câu 2: - Hãy chỉ ra những chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện Thạch Sanh. - Giải thích ý nghĩa của chi tiết niêu cơm thần. PHÒNG GIÁO DỤC ĐỨC LINH HƯỚNG DẪN CHẤM 1 TIẾT TRƯỜNG …………………………………………… MÔN : NGỮ VĂN LỚP 6 Đề số: …… (Tiết : 28 ; Tuần 7 theo PPCT) I.PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 4 điểm – mỗi câu đúng 0.5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án b d a c b d c a II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 1: (3 điểm) Học sinh trả lời được các ý sau: - Ca ngợi tính chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. - Giải thích tên gọi Hồ Gươm - Thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc. Câu 2: (3đ) Ý 1: (2đ) Chỉ ra các chi tiết thần kỳ trong truyện: - Sự lớn lên kì lạ của Thạch Sanh. - Cung tên vàng. - Cây đàn thần. - Niêu cơm thần. Yù 2: (1đ) Giải thích được ý nghĩa của chi tiết niêu cơm thần: - Niêu cơm có khả năng phi thường (ăn hết lại đầy) làm cho giặc phải ngạc nhiên khâm phục. - Chứng tỏ thêm sự tài giỏi của Thạch Sanh. - Tượng trưng cho lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta. --------&&&---------
File đính kèm:
- KNGHIJOPDFMHBO;FD,POGSKDP[1-14 (9).doc