Kiểm tra 1 tiết môn : ngữ văn (phân môn văn học) học kỳ II – năm học 2009 - 2010

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 1 tiết môn : ngữ văn (phân môn văn học) học kỳ II – năm học 2009 - 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên : 
Lớp : 
KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN : NGỮ VĂN (Phân môn văn học)
Học Kỳ II – Năm học 2009 - 2010
Điểm

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4 Đ ) 
Câu 1 : Tục ngữ và ca dao – dân ca khác nhau ở chổ : 
A/ Tục ngữ ngắn, ca dao – dân ca dài hơn
B/ Tục ngữ thiên về tích luỹ và truyền bá kinh nghiệm dân gian, ca dao – dân ca là tiếng hát tâm tình của người bình dân thiên về trữ tình.
C/ Tục ngữ có nghĩa đen và nghĩa bóng, ca dao – dân ca có nhiều nghĩa.
D/ Tục ngữ gieo vần lưng, ca dao – dân ca gieo vần lưng và vần chân.
Câu 2 : Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là : 
A/ Đó là lòng thương người	B/ Đó là lòng thương muôn vật, muôn loài
C/ Đó là lòng vị tha	D/ Tất cả đều đúng
Câu 3 : Những sắc thái của tinh thần yêu nước được tác giả đề cập đến trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là : 
A/ Tiềm tàng, kín đáo	
B/ Rõ ràng, đầy đủ
C/ Khi tiềm tàng, kín đáo, lúc biểu lộ rõ ràng, đầy đủ.	
D/ Luôn mạnh mẽ, sôi sục
Câu 4 : Để làm sáng tỏ : Đức tính giản dị của Bác Hồ” tác giả đã sử dụng “ Dẫn chứng cụ thể, phong phú và xác thực”
A/ Đúng	 B/ Sai
Câu 5 : Vì sao tác giả Phạm Văn Đồng đáng giá cuộc sống giản dị của Bác Hồ là cuộc sống thực sự văn minh
A/ Vì đó là cuộc sống đề cao vật chất	
B/ Cuộc sống đơn giản
C/ Vì đó là cuộc sống mà tất cả mọi người đều có
D/ Đó là cuộc sống phong phú, cao đẹp về tinh thần, không hưởng thụ vật chất.
Câu 6 : Ý kiến nào sau đây đúng với nội dung phần mở bài của một bài văn chứng minh.
A/ Nêu luận điểm cần phải chứng minh	 B/ Nêu lí lẽ để chứng minh luận điểm
C/ Nêu dẫn chứng để chứng minh luận điểm	 D/ Nêu ý nghĩa của luận điểm
Câu 7 : Dựa trên những căn cứ nào để tác giả nhận xét Tiếng Việt là một thứ tiếng hay?
A/ Là thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng và thanh điệu
B/ Tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu
C/ Thoả mãn mặt kinh tế, chính trị
D/ Thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá, nước nhà
Câu 8 : Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa ngược với câu “ Uống nước nhớ nguồn”
A/ ăn quả nhớ kẻ trồng cây	 B/ Uống nước nhớ kẻ đào giếng
C/ Ăn cháo đá bát	 D/ ăn gạo nhớ kẻ đân xay dần sàng

II/ PHẦN TỰ LUẬN ( 6 Đ ) 
Câu 1 : Chép hai câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực, sự kiên trì của con người.
Câu 2 : Hoài Thanh viết “ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có” hãy dựa vào kiến thức văn học đã có để giải thích và chứng minh câu nói trên.

File đính kèm:

  • dockt 1tiet.doc
Đề thi liên quan