Kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 7 - Trường THCS Ba Lòng

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 7 - Trường THCS Ba Lòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS BA LÒNG KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN SINH HỌC 7 
 Lớp: Thời gian: 45 phút
 Họ và tên:. Ngày kiểm tra.................Ngày trả bài............... 
Điểm
Lời phê của giáo viên
Đề chẵn:
Câu 1:(3 đ) Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống và khác nhau như thế nào?
Câu 2: (3 đ)Thành cơ thể thủy tức có những loại tế bào nào? Chức năng của từng loại tế bào?
Câu 3: (4 đ)Nêu đặc điểm chung của giun đốt. Vài trò thực tiễn của ngành giun đốt.
Bài làm:
Đáp án- Biểu điểm đề chẵn:
Câu 1:(3 đ) - Giống nhau: Cùng ăn hồng cầu.(1 đ)
- Khác nhau:(2 đ)
+ Trùng kiết lị lớn “ nuốt” nhiều hồng cầu một lúc và tiêu hóa chúng, rồi sinh sản nhân đôi liên tiếp.(1 đ)
+ Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào hồng cầu kí sinh, ăn hết chất nguyên sinh của hồng cầu rồi sinh sản cho nhiều trùng kí sinh mới một lúc rồi phá vỡ hòng cầu để chui ra ngoài. Sau đó mỗi trùng kí sinh lại chui vào hồng cầu khác để lặp lại quá trình ấy.(1 đ)
Câu 2: (3 đ) Thành cơ thể thủy tức cấu tạo gồm 2 lớp:
- Lớp ngoài gồm :(2 đ)
+ Tế bào mô bì - cơ: Phần ngoài che chở, phần trong liên kết với nhau giup cơ thể co duỗi theo chiều dọc.
+ Tế bào thần kinh: Phóng chất độc để làm tê liệt con mồi .
+ Tế bào sinh sản: Tạo ra tế bào trứng từ tuyến hình cầu, tạo ra tinh trùng từ tuyến hình vú. Sinh sản duy trì nòi giống.
- Lớp trong gồm: Tế bào mô cơ- tiêu hóa đóng góp vào chức năng tiêu hóa của ruột.(0,5 đ)
- Giữa 2 lớp có tế bào thần kinh: tạo nên mạng thàn kinh hình lưới. ( 0,5 đ)
Câu 3: (4 đ) Đặc điểm chung: - Cơ thể dài phân đốt
Có thể xoang
Hô hấp qua da hay qua mang
Tuần hoàn kín, máu màu đỏ
Hệ tiêu hoá phân hoá
Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch và giác quan phát triển
Di chuyển nhờ chi bên - tơ hoặc thành cơ thể( 0,5 x 5 = 2,5)
Vai trò thực tiễn: Nông nghiệp: Cải tạo đất, làm cho đất xốp thoáng. màu mỡ, làm cho thức ăn cho động vật khác ( 0,5 điểm )
 + Làm thức ăn cho người và động vật ( 0,5 điểm)
- Hút máu người và động vật.
TRƯỜNG THCS BA LÒNG KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN SINH HỌC 7 
 Lớp: Thời gian: 45 phút
 Họ và tên:. Ngày kiểm tra.................Ngày trả bài............... 
Điểm
Lời phê của giáo viên
Đề lẻ:
Câu 1:(4 đ) So sánh đặc điểm cấu tạo, sinh sản của trùng biến hình và trùng giày.
Câu 2:(4 đ) Nêu đặc điểm chung và vài trò thực tiễn của ngành ruột khoang, mỗi vai trò cho ví dụ tên loài.
Câu 3: (2 đ) Nêu những loài giun tròn kí sinh. Chúng kí sinh ở những bộ phận nào? Chúng ta cần làm gì để phòng chống giun sán kí sinh?
Bài làm:
Đáp án – Biểu điểm đề lẽ
Câu 1:(4 đ)
 - Giống nhau:(1,5 đ) mỗi ý đúng 0,5 điểm
 + cơ thể chỉ 1TB
 + Có chất nguyên sinh, nhân, không bào tiêu hóa, không bào co bóp
 + Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể .
 - Khác nhau:(2,5 đ) mỗi ý đúng 0,5 điểm
Trùng biến hình
Trùng giày
- 1 nhân
- 1 không bào co bóp
- Không có rãnh miệng, hầu
- Không có lông bơi
- Chỉ sinh sản vô tính
- 2 nhân
- 2 không bào co bóp
- có rãnh miệng, hầu
- có lông bơi
- sinh sản vô tính và hữu tính
Câu 2: (4 đ)
- Đặc điểm chung :(2 đ) mỗi ý đúng 0,5 điểm
 + Cơ thể đối xứng tỏa tròn.
 + Ruột dạng túi.
 + Thành cơ thể có 2 lớp tế bào.
 + Tự vệ tấn công bằng tế bào gai.
- Vai trò:(2 đ) mỗi ý đúng 0,25 điểm
 + Có lợi:
Tạo vẽ đẹp thiên nhiên (san hô, hải quỳ)
Có ý nghĩa sinh thái đối với môi trường biển (san hô, hải quỳ, sứa)
Làm đồ trang trí, trang sức(san hô)
Là nguồn cung cấp nguyên liệu vôi(san hô, )
Làm thực phẩm có giá trị (sứa)
Hóa thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất.
 + Tác hại:
Một số loài gây độc ngứa cho người (sứa)
Tạo đá ngầm gây ảnh hưởng đến giao thông đường thủy (san hô)
Câu 3:(2 đ)
- Các giun tròn kí sinh: (1 đ)
 + Giun đũa: ruột non người.
 + Giun kim: ruột già
 + Giun móc câu: tá tràng
 + Giun chỉ: mạch bạch huyết.
 + Giun rễ lúa: rễ lúa.
- Phòng chống: (1 đ)
 + Ăn chính uống sôi.
 + Vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh
 + Uống thuốc xổ giun theo định kì.

File đính kèm:

  • docde kiem tra mot tiet.doc