Kiểm tra 1 tiết Môn: Tiếng Việt Lớp: 8 Trường THCS Cần Kiệm
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 1 tiết Môn: Tiếng Việt Lớp: 8 Trường THCS Cần Kiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường THCS Cần Kiệm Họ và tên:.............................. Lớp: 8.... Kiểm tra 1 tiết Môn: Tiếng Việt Điểm Lời phê của thầy, cô giáo I. Phần trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất: Câu 1: Trong các từ ngữ: trường, bàn, ghế, người bạn, lớp từ ngữ nào có ý nghĩa khái quát hơn ? A. Trường B. Bàn ghế C. Lớp D. Người bạn Câu 2: Trong các từ sau từ nào là từ tượng thanh ? A. Rũ rượi B. Hu hu C. Xộc xệch D. Vật vã Câu 3: Chọn điền trợ từ: chỉ là, thực ra, chính, đến (đến là) thích hợp vào mỗi chỗ trống: - Đó………………….chuyện vặt. - ………………tôi không có ý từ chối - Lũ trẻ con xóm này……………nghịch - .………………tôi cũng không biết nó đi đâu Câu 4: Tình thái từ trong câu Thấy mệt ạ ? Biểu thị điều gì ? A. Nghi vấn bình thường B. Nghi vấn kính trọng C. Cảm thán bình thường D. Cầu khiến kính trọng Câu 5: Dòng nào nêu đúng bản chất của cách nói giảm nói tránh A. Là biện pháp tu từ nhằm phóng đại sự việc hiện tượng để gây ấn tượng mạnh. B. Là biện pháp tu từ dùng cách nói thẳng, nói thật để gây sự chú ý của người đối thoại. C. Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác mạnh và thô thiển. D. Là biện pháp tu từ nhằm tránh nói thẳng vào vấn đề đang trao đổi. Câu 6: Câu văn nào dưới đây không dùng phép nói giảm, nói tránh: A. Anh ăn nói như dùi đục chấm mắm cáy. B. Nói năng như thế là có phần chưa được thiện chí lắm. C. Có lẽ, anh nên thu xếp để rời nơi này sớm hơn. Câu 7: Thế nào là câu ghép: A. Là câu có 2 cụm C - V B. Là câu có 1 cụm C - V C. Là câu có hai hoặc nhiều cụm C - V không bao chứa nhau Câu 8: Mỗi cụm C - V trong câu ghép được gọi là gì ? A. Cụm tính từ B. Cụm danh từ C. Cụm động từ D. Vế câu Câu 9: Có thể nối các vế câu ghép bằng theo cách nào ? A. Bằng 1 quan hệ từ B. Bằng 1 cặp quan hệ từ C. Bằng 1 cặp phó từ hay đại từ thường đi với nhau. D. Cả 3 cách trên Câu 10: Trong văn bản dấu ngoặc đơn được dùng để làm gì ? A. Chú thích những chỗ cần thiết B. Báo hiệu lời giải thích của người viết C. Đánh dấu phần chú thích Câu 11: Nối 1 thông tin ở cột A với một thông tin ở cột B để được 1 câu hoàn chỉnh: A. Dấu chấm câu B. Vị trí 1. Dấu chấm than 2. Dấu chấm hỏi 3. Dấu chấm 4. Dấu phẩy a) Thường đặt cuối câu trần thuật. b) Thường dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu. c) Thường đặt ở cuối câu ghi vấn d) Thường đặt ở cuối câu cầu khiến, cảm thán. II. Tự luận: Câu 1: Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức bò kéo của anh chàng nghiện không chạy kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn lảm nhảm thét trói vợ chồng ki thiếu siu. a) Thống kê trường từ vựng về người. b) Thống kê trường từ vựng về hoạt động con người. Câu 2: Viết 1 đoạn văn ngắn ( 5 - 7 câu) chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng dấu hai chấm, ngoặc kép, chấm than. Câu 3: a) Đặt 1 câu ghép có quan hệ nguyên nhân - kết quả. b) Đặt 1 câu ghép có quan hệ tăng tiến. Bài làm ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- De Kiem tra 1 tiet Tieng Viet 8.doc