Kiểm tra 1 tiết Môn: Vật lý Thời gian làm bài: 45 phút

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1566 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 1 tiết Môn: Vật lý Thời gian làm bài: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:	Kiểm tra 1 tiết
Lớp:	 Môn: Vật lý	 Thời gian làm bài: 45 phút

1. Phần 1: Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào đáp án chọn.
Câu 1: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của ôtô bảo toàn?
A. Ôtô tăng tốc	B. Ôtô giảm tốc	
C. Ôtô chuyển động tròn đều	D. Ôtô chuyển động thẳng đều trên đường có ma sát
Câu 2: Khi vân tốc của vật tăng gấp đôi thì:
A. Thế năng của vật tăng gấp đôi	B. Động lượng của vật tăng gấp đôi
C. Động năng vật tăng gấp đôi	D. Gia tốc của vật giảm 2 lần
Câu 3: Khi vật nhỏ được ném lên từ một điểm M phía trên mặt đất, vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Sức cản không khí là nhỏ, không đáng kể. Trong quá trình MN:
A. Thế năng của vật giảm dần	B. Động năng của vật giảm dần
C. Cơ năng của vật giảm dần	D. Động lượng của vật giảm dần
Câu 4: Trong trường hợp nào sau đây, công của lực bằng không? 
A. Lực vuông góc với phương chuyển động
B. Lực cùng phương với phương chuyển động
C. Lực hợp với phương chuyển động một góc lớn hơn 90o
D. Lực hợp với phương chuyển động một góc nhỏ hơn 90o
Câu 5: Quả bóng bay bị bóp lại, cơ năng của quả bóng thuộc dạng nào?
A. Thế năng trọng trường	B. Thế năng đàn hồi
C. Động năng	D. Một dạng năng lượng khác
Câu 6: Câu nào sau đây là không đúng khi nói về công suất?
A. Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.
B. Công suất được tính bằng công thức: 
C. Đơn vị của công suất là W trong đó 1W = 1J.s
D. Đơn vị thực hành của công suất là W.h
Câu 7: Biểu thức nào sau đây là biểu thức của định lý biến thiên động năng?
A. B. 	C. 	 D. 
Câu 8: Phương án nào là phương án đúng và tổng quát nhất?
Cơ năng của hệ (vật và Trái đất) bảo toàn khi:
A. Không có lực cản, lực ma sát	
B. Vật chuyển động theo phương ngang
C. Lực tác dụng duy nhất là trọng lực (lực hấp dẫn)
D. Vận tốc của vật không đổi
Câu 9: Giả sử chọn nóc nhà cao 5m làm mốc tính thế năng. Thế năng của một vật nặng 3 kg ở đáy một giếng sâu 8m tại một nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2 là:
A. – 90 J	B. – 150 J	C. – 390 J	D. – 270 J
Câu 10: Một xe nặng 1,5 tấn đang chuyển động với vận tốc 36 km/h. Động năng này của xe có trị số nào sau đây?
A. 540 KJ	B. 54 KJ	C. 300 KJ	D. 75 KJ
2. Phần tự luận
Câu 11: Một xe trượt khối lượng 80 kg, trượt không vận tốc đầu từ trên đỉnh dốc cao 40m xuống. Sau khi tới chân dốc, xe có vận tốc 15 m/s. Lấy g = 10 m/s2.
a, Tính cơ năng của vật tại đỉnh dốc và chân dốc. Cơ năng của vật có bảo toàn không? Vì sao?
b, Tới chân dốc xe tiếp tục chuyển động trên đường nằm ngang. Tính lực ma sát tác dụng lên xe trên đoạn đường nằm ngang, nếu biết xe đó dừng lại sau khi đi đã đi được 80m.
Câu 12: Một xe chở cát có khối lượng 40 kg đang chạy trên đường nằm ngang không ma sát với vận tốc 2 m/s. Một vật nhỏ khối lượng 2 kg bay ngang với vận tốc 8 m/s đến chui vào cát và nằm yên trong đó. Xác định vận tốc mới của xe. Biết rằng vật bay cùng chiều chuyển động của xe.
Bài làm
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
Họ và tên:	Kiểm tra 1 tiết
Lớp:	 Môn: Vật lý	Thời gian làm bài: 45 phút

1. Phần 1: Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào đáp án chọn.
Câu 1: Động lượng của vật liên hệ chặt chẽ nhất với:
A. Công suất	B. Thế năng	C. Quãng đường đi được	D. Động năng
Câu 2: Khi vận tốc của vật giảm hai lần thì:
A. Gia tốc của vật giảm 2 lần	B. Thế năng của vật giảm 2 lần.
C. Động năng giảm 2 lần	D. Động lượng giảm 2 lần
Câu 3: Biểu thức nào sau đây là biểu thức cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực?
A. 	B. 
C. 	D. 
Câu 4: Câu nào sau đây không đúng khi nói về công suất?
A. Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.
B. Công suất được tính bằng công thức: 
C. Đơn vị của công suất là W trong đó 1W = 1J.s
D. Đơn vị thực hành của công suất là KW.h
Câu 5: Quả bóng bay bị bóp lại, cơ năng của quả bóng thuộc dạng nào?
A. Thế năng trọng trường	B. Động năng
C. Thế năng đàn hồi	D. Một dạng năng lượng khác
Câu 6: Tổng động lượng của một hệ không bảo toàn khi nào?
A. Hệ cô lập.	
B. Hệ chuyển động không ma sát.
C. Hệ gần đúng là cô lập (Các ngoại lực không đáng kể so với các nội lực)
D. Tổng ngoại lực tác dụng lên hệ bằng không
Câu 7: Khi một vật chuyển động rơi tự do từ trên xuống dưới thì:
A. Thế năng của vật giảm dần.	B. Động năng của vật giảm dần.
C. Cơ năng của vật giảm dần.	D. Động lượng của vật giảm dần.
Câu 8: Giả sử chọn nóc nhà cao 4m làm mốc tính thế năng. Thế năng của một vật nặng 3 kg ở đáy một giếng sâu 8m tại một nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2 là:
A. – 30 J	B. – 270 J	C. + 360 J	D. – 360 J
Câu 9: Một xe nặng 1,5 tấn đang chuyển động với vận tốc 72 km/h. Động năng này của xe có trị số nào sau đây?
A. 1800 J.	B. 1800 KJ.	C. 300 KJ.	D. 3000 J.
Câu 10: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của ôtô bảo toàn?
A. Ôtô tăng tốc.	 B. Ôtô chuyển động thẳng đều trên đường có ma sát.
C. Ôtô chuyển động tròn đều.	D. Ôtô giảm tốc.
2. Phần tự luận
Câu 11: Một tên lửa có khối lượng tổng cộng M = 10 tấn đang bay với vận tốc V = 200 m/s đối với Trái đất thì phụt ra sau (tức thời) khối lượng khí là m = 2 tấn với vận tốc 300 m/s đối với Trái đất. Tìm vận tốc tức thời của tên lửa sau khi phụt khí với giả thiết toàn bộ khối lượng khí được phụt ra cùng một lúc.
Câu 12: Một xe trượt khối lượng 40 kg, trượt không vận tốc đầu từ trên đỉnh dốc cao 30m xuống. Sau khi tới chân dốc, xe có vận tốc 20 m/s. Lấy g = 10 m/s2.
a, Tính cơ năng của vật tại đỉnh dốc và chân dốc. Cơ năng của vật có bảo toàn không? Vì sao?
b, Tới chân dốc xe tiếp tục chuyển động trên đường nằm ngang. Tính lực ma sát tác dụng lên xe trên đoạn đường nằm ngang, nếu biết xe đó dừng lại sau khi đi đã đi được 100m.
Bài làm
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	

File đính kèm:

  • dockiem tra vat li.doc