Kiểm tra 1 tiết ngữ văn 6 Đề I-Võ Thị Sáu

doc6 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 1 tiết ngữ văn 6 Đề I-Võ Thị Sáu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ I-VÕ THỊ SÁU
Họ và tên:
Lớp:
KIỂM TRA 1 TIẾT NGỮ Văn 6
A. Trắc nghiệm (3 điểm) : thời gian 15 phúta) Khoanh tròn các chữ cái ở dòng mà em cho là đúng nhất:
Truyền thuyết phân biệt với cổ tích nhờ vào yếu tố nào?
A. Nhân vật là thần thánh hoặc là người
B. Nhân vật và hành động của nhân vật có màu sắc thần thánh.
C. Gắn liền với các sự kiện và nhân vật lịch sử
D. Truyện có nhiều yếu tố hoang đường kì ảo
Truyền thuyết “Thánh Gióng” thể hiện rõ nhất quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ta?
A. Vũ khí hiện đại để đánh giặc
B. Người anh hùng đánh giặc cứu nước 
C. Tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm
D. Tình làng nghĩa xóm
Thánh Gióng được coi là biểu tượng gì của tinh thần dân tộc ta?
Đoàn kết một lòng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Sức mạnh thần kì của tinh thần và hành động yêu nước.
Sức mạnh trỗi dậy phi thường khi vận nước lâm nguy.
Lòng yêu nước, sứcmạnh phi thường và tinh thần sẵn sàng chống giặc ngoại xâm.
Nội dung nổi bật nhất của truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là
Sự tranh chấp quyền lực giữa các thủ lĩnh.
Sự ngưỡng mộ Sơn Tinh và lòng căm ghét Thủy Tinh.
Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên.
Các cuộc đấu tranh tranh chấp nguồn nước, đất đai giữa các vị thần.
Người xưa dùng trí tưởng tượng của mình để sáng tạo ra hình tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh nhằm mục đích gì?
Kể truyện cho trẻ em nghe.
Tuyên truyền,cổ vũ cho việc chống bão lụt.
Phê phán kẻ phá hoại cuộc sống của người khác.
Phản ánh, giải thích hiện tượng lũ lụt ở đồng bằng Sông Hồng và thể hiện ước mơ chế ngự và chiến thắng thiên tai của tổ tiên ta.
Ý nghĩa nổi bật của hình tượng “cái bọc trăm trứng” là gì?
Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam.
Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang.
Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc.
Mọi người, mọi dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam phải thương yêu nhau như anh em một nhà.
Việc Lê Lợi trả gươm cho Long Quân có ý nghĩa gì?
A. Muốn cuộc sống thanh bình cho đất nước
B. Không muốn nợ nần
C. Không cần thanh gươm nữa
D. Lê Lợi đã tìm được chủ nhân đích thực của thanh gươm.
Truyện cổ tích thiên về phản ánh nội dung nào?
A. Đấu tranh chinh phục thiên nhiên
B. Đấu tranh chống xâm lược
C. Đấu tranh giai cấp
D. Đấu tranh bảo tồn văn hóa
Truyện “Thạch Sanh” thể hiện ước mơ gì của nhân dân lao động?
A. Sức mạnh của nhân dân
B. Công bằng xã hội.
C.Cái thiện thắng cái ác
D. Cả ba ước mơ trên
 Nhân vật “Em bé thông minh” thuộc kiểu nhân vật nào?
A. Nhân vật mồ côi bất hạnh
B. Nhân vật thông minh tài giỏi
C.Nhân vật dũng sĩ
D. Nhân vật có hình thức xấu xí
 Thái độ và tình cảm nào của nhân dân lao động thể hiện qua hình tượng Thạch Sanh
Yêu mến, tự hào về con người có phẩm chất như Thạch Sanh
Ước mơ hạnh phúc, ước mơ có những điều kì diệu làm thay đổi cuộc đời
Ca ngợi sức mạnh thể lực và trí tuệ của người nông dân
Lí tưởng hóa nhân vật theo tiêu chuẩn và nguyện vọng của mình
Yếu tố nào không được thể hiện trong truyện “Em bé thông minh”
A. Kì ảo
B. Hiện thực
C. Bất ngờ
D. Mâu thuẫn
B. Tự luận:
Câu 1: Hãy kể tên các truyện cổ tích mà em đã học? Kể tên các nhân vật chính trong từng truyện?
Câu 2: Trong các truyện truyền thuyết đã học, em thích nhân vật nào nhất? Vì sao em thích nhân vật ấy?
Hướng dẫn giải:
A. Trắc nghiệm (3 điểm) : thời gian 15 phút
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đápán
C
A
D
C
D
A
C
C
D
B
A
A
B. Tự luận:
Câu 1: Hãy kể tên các truyện cổ tích mà em đã học? Kể tên các nhân vật chính trong từng truyện?
THẠCH SANH
Em bé thông minh
Cây bút thần
Ôâng lão đánh cá và con cá vàng
Thạch Sanh
Em bé
Mã Lương
Vợ chồng ông lão đánh cá
Câu 2: Trong các truyện truyền thuyết đã học, em thích nhân vật nào nhất? Vì sao em thích nhân vật ấy?
- Thạch sanh. Vì đây là kiểu nhân vật dũng sĩ- sẵn sàng xã thân cứu người trong cơn hoạn nạn. Đặc biệt rất tôn trọng và yêu thương con người cho dù đó là kẻ thù của chúng ta, nếu họ đã nhận ra lỗi lầm. Yêu chuộng hòa bình.
ĐỀ II- Võ Thị Sáu
Họ và tên:
Lớp:
KIỂM TRA 1 TIẾT NGỮ Văn 6
A. Trắc nghiệm (3 điểm) : thời gian 15 phúta) Khoanh tròn các chữ cái ở dòng mà em cho là đúng nhất:
Yếu tố thần kì trong kho tàng truyện cổ tích xuất hiện:
A. Trong tất cả các truyện cổ tích
B. Trong đa số truyện cổ tích
C. Trong một số ít truyện cổ tích
D. Không có trong bất cứ truyện nào
Chiến thắng của em bé trong truyện Em bé thông minh:
A. Không được thần linh giúp đỡ
B. Thần linh giúp đỡ bằng cách mách bảo hoàn toàn 
C. Thần linh giúp đỡ một phần
D. Thần linh giúp đỡ nhưng người nghe không nhận thấy
Sức hấp dẫn của truyện Em bé thông minh chủ yếu được tạo ra từ:
A. Hành động nhân vật
B. Ngôn ngữ nhân vật 
C. Tình huống truyện
D. Lời kể của truyện
Lễ vật Lang Liêu dâng vua cha là lễ vật “không có gì quí bằng” vì:
A. Lễ vật quí hiếm và đắt tiền
B. Lễ vật bình dị 
C. Lễ vật thiết yếu cùng với tình cảm chân thành
D. Lễ vật rất kì lạ
Việc trả lại gươm cho Long Quân của Lê Lợi trong Sự tích hồ Gươm có ý nghĩa:
A. Không muốn nợ nần
B. Lệ Lợi đã tìm được chủ nhân đích thực của gươm thần 
C. Muốn cuộc sống thanh bình cho đất nước
D. Không cần đến thanh gươm nữa
Chi tiết thể hiện rõ ước mơ cái thiện thắng cái ác trong truyện Thạch Sanh là:
A. Thạch Sanh lấy được công chúa
B. Thạch Sanh lấy được công chúa và được làm vua 
C. Mẹ con Lí Thông bị trừng phạt
D. Thạch Sanh giúp vua dẹp được họa xâm lăng
Nhận xét chính xác về nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh là:
A. Từ chú bé mồ côi
B. Từ thế giới thần linh
C. Từ những người đấu tranh quật khởi
D. Từ những người chịu nhiều đau khổ
Gươm thần Long Quân cho Lê Lợi mượn tượng trưng cho điều gì?
A. Sức mạnh của thần linh
B. Sức mạnh của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn
C. Sức mạnh của vũ khí hiệu nghiệm
D. Sức mạnh của sự đoàn kết nhân dân
Truyện “Sơn Tinh, ThủyTinh” phản ánh hiện thực và ước mơ của người Việt cổ trong công cuộc gì?
A. Dựng nước
B. Giữ nước.
C. Đấu tranh chống thiên tai
D. Xây dựng nền văn hóa dân tộc
 Sự thực lịch sử nào được phản ánh trong truyền thuyết “Thánh Gióng”?
Đứa bé lên ba không biết nói, biết cười cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ giết giặc Aân
Tráng sĩ Thánh Gióng hi sinh sau khi dẹp tan giặc Aân xâm lược
Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre giết giặc
Ngay từ buổi đầu dựng nước, ông cha đã phải liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước
 Những yếu tố cơ bản tạo ra tính chất truyền thuyết ở truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là gì?
A. Hiện thực lịch sử
B. Những chi tiết hoang đường 
C. Những chi tiết nghệ thuật kì ảo
D. Dấu ấn lịch sử và những chi tiết nghệ thuật
 Đặc điểm nổi bật nghệ thuật của truyền thuyết là:
A. Mang dấu ấn của hiện thực lịch sử
B. Có những chi tiết hoang đường
C. Có yếu tố kì ảo
D. Sự kiện, nhân vật lịch sử gắn chặt với yếu tố kì ảo
B. Tự luận:
Câu 1: Hãy kể tên các truyện truyền thuyết mà em đã học? Những truyền thuyết ấy liên quan đến những sự kiện lịch sử nào?
Câu 2: Trong các truyện cổ tích đã học, em thích nhân vật nào nhất? Vì sao em thích?


File đính kèm:

  • docDE KIEM TRA 1 TIET NGU VAN 6-2009-2010.doc