Kiểm tra 1 tiết Ngữ Văn 8 Đề lẻ
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 1 tiết Ngữ Văn 8 Đề lẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề lẻ: I- trắc nghiệm: (2 điểm) Câu 1: Sắp xếp lại cho phù hợp Tên đoạn trích ( tác phẩm) Tác giả Năm sinh – Năm mất Năm sáng tác Thể loại 1. Tôi đi học Nguyên Hồng 1915-1951 1938 Hồi kí 2. Trong lòng mẹ Thanh Tịnh 1893- 1954 1941 Tiểu thuyết Nam Cao 1911-1918 1943 Truyện ngắn Ngô Tất Tố 1918- 1982 1939 Truyện ngắn Câu 2: Nhận định sau đây ứng với nội dung chủ yếu của văn bản nào? “ Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và những phẩm chất tốt đẹp của họ được thể hiện qua cái nhìn thương cảm và sự trân trọng của nhà văn.” A. Tôi đi học B. Tức nước vỡ bờ C. Trong lòng mẹ D. Lão Hạc Câu 3: Điều gì khiến Hồng đau đớn nhất trong cuộc nói chuyện với người bà cô? A- Thiếu tình thương của mẹ. B- Bị đối xử tàn nhẫn. C- Mẹ bị sỉ nhục và bị đói rách. Câu 4: Nhận định nào nói đầy đủ nhất dụng ý của nhà văn khi viết về cái đói và miếng ăn trong truyện” Lão Hạc”? A. Cái đói và miếng ăn là một sự thật bi thảm, ám ảnh nhân dân ta trong suốt một thời gian dài. B. Cái đói và miếng ăn là một thử thách để phân hoá tính cách và phẩm giá con người. C. Cái đói và miếng ăn có nguy cơ làm cho nhân tính của con người bị tha hoá và biến chất. Câu 5: Câu văn nào không nói lên tâm trạng hồi hộp bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên? A. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. B. Cũng như tôi, mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ. C. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. D. Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy quả tim tôi như ngừng đập. Câu 6: Nối tên tác giả đã cho ở câu 6 vào mỗi nhận xét tương ứng: Nam Cao C- Ông thường viết về miếng ăn và cái đói và sự giữ gìn nhân cách của con người Ngô Tất Tố D- Ông là nhà văn của nông dân. Nguyên Hồng Thanh Tịnh II. Tự luận: ( 8 điểm ) Câu 1:( 1 điểm ) Phát biểu chủ đề truyện ngắn “ lão Hạc” trong một câu văn. Câu 2: ( 3 điểm ) Tóm tắt đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” bằng một đoạn văn ( 15 dòng) Câu 3: ( 3 điểm ) Viết một đoạn văn qui nạp với câu chủ đề sau: “ Bé Hồng vô cùng hạnh phúc, sung sướng khi được nằm trong lòng mẹ”. Câu 4: ( 1 điểm ) Bi kịch của lão Hạc là bi quan hay lạc quan? Vì sao? Đề chẵn I. Trắc nghiệm: ( 2 điểm ) Câu 1: Sắp xếp lại cho phù hợp Tên đoạn trích ( tác phẩm) Tác giả Năm sinh – Năm mất Năm sáng tác Thể loại Nguyên Hồng 1915-1951 1938 Hồi kí Thanh Tịnh 1893- 1954 1941 Tiểu thuyết 3.Tức nước vỡ bờ Nam Cao 1911-1918 1943 Truyện ngắn 4. Lão Hạc Ngô Tất Tố 1918- 1982 1939 Truyện ngắn Câu 2: Dòng nào nói đúng nhất giá trị của các văn bản “ Trong lòng mẹ”, “ Tức nước vỡ bờ”, “ Lão Hạc”? A. Giá trị hiện thực B. Giá trị nhân đạo C. Cả A và B đều đúng D. Cả A, B đều sai. Câu 3: Nhận xét “ Sử dụng thể loại hồi ký với lời văn chân thành, giọng điệu trữ tình thiết tha” ứng với đặc sắc nghệ thuật của văn bản nào? A. Trong lòng mẹ B. Tức nước vỡ bờ C. Tôi đi học D. Lão Hạc Câu 4: ý nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến lão Hạc phải lựa chọn cái chết? A. Lão Hạc ăn phải bả chó. B. Lão Hạc ân hận vì trót lừa cậu Vàng. C. Lão Hạc rất thương con. D. Lão Hạc không muốn phiền lụy đến mọi người. Câu 5: Em hiểu từ “ hầm hè” trong câu văn “ Cai lệ giọng vẫn hầm hè” có nghĩa là gì? A. Thái độ tức giận, chỉ chực sinh sự. B. Thái độ coi chừng đối phương. C. Giọng nói phát ra từ trong cổ. D. Cách nói gàn dở ngớ ngẩn. Câu 6: Nối tên tác giả đã cho ở câu 6 vào mỗi nhận xét tương ứng: Nam Cao A- Các sáng tác của ông, nhìn chung đều toát lên vẻ đẹp đăm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo. Thanh Tịnh B- Ông là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Nguyên Hồng Ngô Tất Tố II. Tự luận: ( 8 điểm ) Câu 1: ( 1 điểm ) Nêu chủ đề của đoạn trích "Trong lòng mẹ" trong một câu văn. Câu 2: ( 3 điểm ) Tóm tắt truyện ngắn “ Lão Hạc” trong một đoạn văn ( 15 dòng) Câu 3: ( 3 điểm ) Hãy viết một đoạn văn diễn dịch với câu chủ đề sau: “ Chị Dậu là người phụ nữ cam chịu, nhẫn nhục, nhưng không hề yếu đuối, trái lại chị có một tinh thần phản kháng tiềm tàng, mạnh mẽ”. Câu 4: ( 1 điểm ) Tại sao nói “ Tôi đi học” là một truyện ngắn giàu chất thơ? Đáp án Đề lẻ: I . Trắc nghiệm: ( 2 điểm ) Câu 1: ( 0,5 điểm ) Tên đoạn trích Tácgiả Năm sinh- mất Năm sáng tác Thể loại Tôi đi học Thanh Tịnh 1811- 1988 1941 Truyện ngắn Trong lòng mẹ Nguyên Hồng 1918- 1982 1938 Hồ kí Câu 2: D Câu 3: C Câu 4: B Câu 5: C Câu 6: C: Nam Cao D: Ngô Tất Tố II. Tự luận: ( 8 điểm ) Câu 1: ( 1 điểm ) Truyện ngắn “ lão Hạc” đã thể hiện số phận đau khổ, bế tắc của người nông dân trong xã hội phong kiến và những phẩm chất cao quí của họ, đồng thời thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn. Câu 2: ( 3 điểm ) Yêu cầu tóm tắt được đoạn trích với các sự việc chính + Chị Dậu chăm sóc chồng + Cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào thúc sưu. + Chị Dậu van xin tha thiết + nhưng tên cai lệ không động lòng thì chớ lại văng ra những lời lẽ thô bỉ. + Chị Dậu đấu lí không được, cơn giận đã trào dâng, chị thách thức và sau đó ra tay đấu lực với bọn ác ôn này khẳng định qui luật “ Tức nước vỡ bờ” Đủ 15 dòng Câu 3: - Đoạn văn nghị luận làm rõ chủ đề: + Tiếng gọi + Bước chân + Tiếng khóc + Cảm nhận mẹ bằng tất cả các giác quan, thấy mẹ tươi đẹp hơn thuở còn sung túc. + Quên mẹ hỏi và trả lời mẹ những gì, quên cả câu nói ác ý của bà cô. - Đúng đoạn văn qui nạp. Câu 4: ( 1 điểm ) Bi kịch của lão Hạc là lạc quan vì con người tuy phải chọn cái chết nhưng vẫn giữ được phẩm giá nhân cách trong sạch của mình. Đề chẵn: I. Trắc nghiệm: ( 2 điểm ) Câu 1: Tên đoạn trích Tên tác giả Năm sinh- mất Năm sáng tác Thể loại Tức nước vỡ bờ Ngô Tất Tố 1893- 1954 1939 Tiểu thuyết Lão Hạc Nam Cao 1915- 1951 1943 Truyện ngắn Câu 2: C Câu 3: A Câu 4: C Câu 5: A Câu 6: A: Thanh Tịnh B: Nguyên Hồng II. Tự luận: ( 8 điểm ) Câu 1: ( 1 điểm ) Đoạn trích “ Trong lòng mẹ” đã thể hiện nỗi cay đắng tủi cực và tình yêu thương mẹ tha thiết của bé Hồng khi xa cách mẹ và niềm hạnh phúc khi được nằm trong lòng mẹ. Câu 2: ( 3 điểm ) Yêu cầu: - Đủ các sự việc chính: + Gia cảnh, không cưới được vợ cho con, con bỏ đi phu đồn điền cao su. + Bị ốm một trận 2 tháng 18 ngày. + Bán cậu Vàng + Gửi ông giáo 30 đồng bạc và vườn + Cuộc sống ngày càng khó khăn, kiếm được gì ăn nấy. + lão Hạc xin Binh Tư ít bả chó. + Cái chết của Lão. + Cả làng không ai hiểu trừ Binh Tư và ông giáo - Số lượng đủ 15 dòng Câu 3: ( 3 điểm ) - Yêu cầu: đoạn văn diễn dịch - Nội dung: + Chị cam chịu nhẫn nhục: van xin tha thiết 3 lần + Đấu lí + Thách thức và đấu lực. Câu 4: ( 1 điểm ) “Tôi đi học” là một truyện ngắn giàu chất thơ. Vì: - Truyện có những hình ảnh so sánh mới mẻ, gợi cảm, giọng văn nhẹ nhàng, tha thiết. - Thiên nhiên ggiàu chất thơ - Tâm trạng cậu trò nhỏ rất ngây thơ, trong sáng. - Sự ân cần của ông đốc, cái tươi cười của thầy giáo trẻ và sự quan tâm chu đáo của các bậc cha mẹ
File đính kèm:
- Tiet 41 Kiem tra 1 tiet Ngu van 8.doc