Kiểm tra 1 tiết (thời gian làm bài 45 phút)

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 1 tiết (thời gian làm bài 45 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA 1 TIẾT (Thời gian 45 phút)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
 Kiến thức: 
- Kiểm tra các kiến thức cơ bản đã học từ đầu năm.
- Đánh giá chính xác chất lượng HS, từ đó có biện pháp điều chỉnh trong quá trình giảng dạy.
Kĩ năng: 
Rèn cho HS kỹ năng trình bày. 
Thái độ: 
 Giáo dục cho HS tính trung thực trong thi cử.
II. CÁC KIẾN THỨC KỈ NĂNG CẦN KIỂM TRA: 
1.Kiến thức: 
Chương I: Tế bào thực vật
I.1Cấu tạo TB thực vật.
+ I.1.1: Hình dạng và kích thước tế bào.
+ I.1.2: Cấu tạo tế bào.
+ I.1.3: Mô
I.2 Sự lớn lên và phân chia của tế bào.
+ I.2.1: Sự lớn lên của TB.
+ I.2.2: Sự phân chia TB.
Chương II: Rễ
II.1 Các loại rễ, các miền của rễ.
+ II.1.1: Các loại rễ
+ II.1.2: Các miền của rễ.
II.2 Cấu tạo miền hút của rễ.
+ II. 2.1 Cấu tạo miền hút của rễ.
+ II.2.2 Chức năng của miền hút.
II.3 Sự hút nước và muối khoáng của rễ.
+ II.3.1 Cây cần nước và các loại muối khoáng.
+ II.3.2 Sự hút nước và muối khoáng của rễ.
II.4 Biến dạng của rễ.
+ II.4.1 Đặc điểm của rễ biến dạng.
+ II.4.2 Chức năng của rễ biến dạng.
Chương III: Thân
III.1 Cấu tạo ngoài của thân.
+ III.1.1 Cấu tạo ngoài của thân.
+ III. 1.2 Các loại thân
III. 2 Thân dài ra do đâu?
+ III.2.1 Sự dài ra của thân
III.3 Cấu tạo trong của thân non.
+ III.3.1 Cấu tạo trong và chức năng của thân non.
+ III.3.2 So sánh cấu tạo trong thân non và miền hút của rễ.
III.4 Thân dài ra do đâu?
+ III.4.1 Tầng phát sinh.
+ III.4.2 Vòng gỗ hàng năm.
+ III.4.3 Dác và ròng.
III.5 Vận chuyển các chất trong thân
+ III.5.1 Vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan.
+ III.5.2 Vận chuyển chất hữu cơ.
III.6 Biến dạng của thân
+ III.6.1 Đặc điểm của thân biến dạng
+ III.6.2 Chức năng đối với cây.
2. Kỹ năng: 
2.1 Giải thích những hiện tượng thực tế.
III. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
Tự luận 
IV. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: ĐỀ A
Chủ đề
Nhận biết
(cấp độ 1)
Thông hiểu
(cấp độ 2)
Vận dụng
Cộng
(cấp độ 3)
(cấp độ 4)
Chủ đề 1: Tế bào thực vật
I.1.2
Số câu: 1
Tỷ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Chủ đề 2: Rễ
II.1.1
II.1.2
Số câu: 1
Tỷ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Số câu: 1
Số điểm: 3
Số điểm: 3
Tỷ lệ: 30%
Chủ đề 3: Thân
III.3.1
2.1
Số câu: 3
Tỷ lệ: 50%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Số câu: 1
Số điểm: 1
Số điểm:5
Tỷ lệ: 50%
Tổng số câu:5
Tổng số điểm:10
Tỷ lệ: 100%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỷ lệ:20%
Số câu: 2
Số điểm: 4
Tỷ lệ40%
Số câu: 2
Số điểm: 4
Tỷ lệ:40%
Số điểm: 10
Tỷ lệ: 100%
ĐỀ B
Chủ đề
Nhận biết
(cấp độ 1)
Thông hiểu
(cấp độ 2)
Vận dụng
Cộng
(cấp độ 3)
(cấp độ 4)
Chủ đề 1: Tế bào thực vật
I.1.3
Số câu: 1
Tỷ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Chủ đề 2: Rễ
II.4.2
2.1
Số câu: 1
Tỷ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Số câu: 1
Số điểm: 1
Số điểm: 3
Tỷ lệ: 30%
Chủ đề 3: Thân
III.6.2
III.1.1
Số câu: 3
Tỷ lệ: 50%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Số câu: 1
Số điểm: 3
Số điểm:5
Tỷ lệ: 50%
Tổng số câu:5
Tổng số điểm:10
Tỷ lệ: 100%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỷ lệ:20%
Số câu: 2
Số điểm: 4
Tỷ lệ40%
Số câu: 2
Số điểm: 4
Tỷ lệ:40%
Số điểm: 10
Tỷ lệ: 100%
V. ĐỀ KIỂM TRA VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM:
Đề A
Câu 1: (2đ) Nêu cấu tạo tế bào thực vật.	
	Câu 2: (3đ) Tìm 5 loại cây thuộc rễ cọc, 5 loại cây thuộc rễ chùm?	
	Câu 3: (2đ) Chức năng các miền của rễ.
Câu 4: (2đ) Viết sơ đồ cấu tạo trong của thân non.
Câu 5: (1đ) Người ta thường bấm ngọn, tỉa cành ở một số loại cây nào? Vì sao?
Đề B 
Câu 1: (2đ) Mô là gì? Chúng ta thường gặp những mô nào?
Câu 2: (2đ) Chức năng của các loại rễ biến dạng? 	
Câu 3: (1đ) Tại sao lại thu hoạch các cây có rễ dự trữ chất dinh dưỡng trước khi ra hoa?	
Câu 4: (3đ) Tìm 6 loại cây thân đứng, 2 cây là thân leo, 2 cây là thân bò?
Câu 5: (2đ) Kể tên một số loại thân biến dạng, chức năng của chúng đối với cây?
III. Đáp án: 
Đề A
	Câu 1: (2đ) Nêu cấu tạo tế bào thực vật.
	- Vách TB (0,5đ)
	- Màng sinh chất (0,5đ)
	- Chất TB (0,5đ)
	- Nhân (0,5đ)
	Câu 2: (3đ) Tìm đúng mỗi cây 1 loại 0,3đ
	Câu 3: (2đ) Chức năng các miền của rễ?	
	(đúng mỗi ý 0,5đ)
+ Miền truởng thành (mạch dẫn) àdẫn truyền
+ Miền hút (lông hút)àhấp thụ nước và muối khoáng.
+ Miền sinh trưởng (nơi tế bào phân chia)àlàm cho rễ dài ra
+ Miền chóp rễ àche chở cho đầu rễ.
	Câu 4: (2đ) Sơ đồ cấu tạo của thân non:
 Biểu bì:....
- Vỏ 
 Thịt vỏ:..... Mạch gỗ: .... 
 Vòng bó mạch 
- Trụ giữa: Mạch rây:....
	 Ruột :...
Câu 5: (1đ) Người ta thường bấm ngọn, tỉa cành ở một số loại cây nào? Vì sao?
	- Bấm ngọn: cây ớt, cây đỗ xanh, đỗ đỏ... tập trung chất dinh dưỡng phát triển nhiều chồi, nhiều hoa, tạo nhiều quả (0,5đ)
	- Tỉa cành: Cây lấy gỗ, cây lâu năm, cây lấy sợi...tập trung chất dinh dưỡng phát triển chiều cao. (0,5đ)
Đề B
Câu 1: (2đ) Mô là gì? Chúng ta thường gặp những mô nào?
	- Mô là nhóm TB có hình dạng cấu tạo giống nhau, cùng nguồn gốc, cùng thực hiện một chức năng riêng.
	- Các mô thường gặp:
	+ Mô phân sinh ngọn.
	+ Mô mềm.
	+ Mô nâng đỡ.	
Câu 2: (2đ) Các loại rễ biến dạng, chức năng? 
	- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây dùng khi ra hoa, tạo quả.
	- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí.
	- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên.
	- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ.
Câu 3: (1đ) Tại sao lại thu hoạch các cây có rễ dự trữ chất dinh dưỡng trước khi ra hoa?
	Cần phải thu họạch chúng truớc khi cây ra hoa tạo quả, nếu không cây sẽ lấy hết các chất dinh dưỡng, dẫn đến chất lượng cây trồng sẽ kém.
Câu 4: (3đ) Tìm đúng mỗi loại 0,3đ.
Câu 5: (2đ) Kể tên một số loại thân biến dạng, chức năng của chúng đối với cây.
Thân biến dạng
Chức năng
Thân củ
Dự trữ chất dinh dưỡng
Thân rễ
Dự trữ chất dinh dưỡng
Thân mọng nước
Dự trữ nước, quang hợp

File đính kèm:

  • dockiem tra 1tiet HKI 1112.doc
Đề thi liên quan