Kiểm tra 15 Môn: Ngữ văn 11
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 15 Môn: Ngữ văn 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: ……………………………. Kiểm tra 15 ‘ Lớp: ………….. Môn: Ngữ văn 11 Điểm: ……….. Đề 001. Chọn đáp án đúng điền vào bảng sau: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Câu 1 : Bài thơ Tương tư rút từ tập thơ nào của Nguyễn Bính ? A. Mười hai bến nước B. Tâm hồn tôi C. Lỡ bước sang ngang D. Gửi người vợ miền Nam Câu 2 : Đề tài của tập Bức tranh quê của Anh Thơ là gì ? A. Viết về phong trào nông nghiệp B. Viết về phong cảnh nông thôn C. Viết về người nông dân D. Viết về công việc nhà nông Câu 3 : Theo Huy Cận, viết câu thơ Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu ông đã học tập từ một câu thơ dịch (Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò) thuộc tác phẩm nào ? A. Cung oán ngâm B. Thu hứng C. Tì bà hành D. Chinh phụ ngâm Câu 4 : Hình ảnh Tháng giêng ngon như một cặp môi gần là một so sánh rất Xuân Diệu. Căn cứ vào đâu là chủ yếu để nói như vậy ? A. Xuân Diệu thường lấy vẻ đẹp của con người, sự sống làm chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp B. Cảnh vật trong thơ Xuân Diệu luôn đầy sắc dục, tình tứ C. Xuân Diệu nhìn đâu cũng thấy niềm đam mê và hương vị của tình yêu D. Xuân Diệu thường có những liên tưởng, so sánh rất táo bạo Câu 5 : Tố Hữu sáng tác bài thơ Nhớ đồng vào năm nào ? ở đâu ? A. Năm 1938, tại xà lim Quy Nhơn B. Năm 1940, tại nhà lao Thừa Thiên C. Năm 1939, tại nhà lao Thừa Phủ D. Năm 1937, tại nhà tù Lao Bảo Câu 6 : Dòng nào khái quát đúng về đối tượng gây cảm hứng cho tác giả trong bài Lai Tân ? A. Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh B. Hiện thực cuộc sống ở Lai Tân C. Huyện trưởng chong đèn làm việc công. D. Ban trưởng nhà giam ngày ngày đánh bạc Câu 7 : Dòng nào nêu đúng hoàn cảnh sáng tác của bài Chiều tối của Hồ Chí Minh ? A. Buổi chiều trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo B. Khi bị giam trong nhà lao Thiên Bảo, nhìn núi rừng qua cửa sổ C. Khi bị giải đi Ung Ninh bằng thuyền trên sông D. Khi mới ra tù tập leo núi Câu 8 : Nhận xét nào sau đây đúng với bài thơ Từ ấy của Tố Hữu ? A. Một bài thơ lãng mạn và giàu chất sử thi B. Một bài thơ mang phong cách trữ tình chính trị C. Một bài thơ mang sắc thái vừa cổ điển vừa hiện đại D. Một bài thơ đậm đà màu sắc dân tộc, truyền thống Câu 9 : Hình thức trùng điệp ở khổ thơ cuối trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử (Mơ khách đường xa, khách đường xa) không nhằm dụng ý nào trong các dụng ý sau ? A. Thể hiện một niềm khao khát hội ngộ cháy bỏng B. Làm cho hình ảnh khách đường xa càng có sức vẫy gọi C. Làm cho khoảng cách không gian thêm cách xa vời vợi ngàn trùng D. Thể hiện một niềm sợ hãi không gian Câu 10 : ấn tượng chung rõ nhất mà Huy Cận tạo ra được ở người đọc qua bài thơ Tràng giang, đặc biệt ở khổ thơ thứ nhất, là ấn tượng về một dòng sông như thế nào ? A. Mênh mang dài, rộng, lặng tờ B. Trôi chảy bất tuyệt C. Hùng vĩ D. Cuộn chảy, tràn trề sinh lực
File đính kèm:
- De kiem tra Ngu Van 11(3).doc