Kiểm tra 15 môn: văn 6 Năm học 2008-2009 Trường THCS Gia Khánh

doc1 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 960 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 15 môn: văn 6 Năm học 2008-2009 Trường THCS Gia Khánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Gia Khánh
Năm học 2008-2009
Kiểm tra 15’
Môn: Văn 6
Họ tên:………………………………….……….…………..
Lớp: 6 ………

 Điểm




 Lời phê

Đọc đoạn văn sau và trả lờicác câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng nhất:

“Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, Hà Nội, được khởi công xây dựng vào năm 1898 và hoàn thành sau bốn năm, do kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Ep-Phen thiết kế. Một thế kỉ qua, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng. Giờ đây bắc ngang sông Hồng đã có thêm cầu Thăng Long, cầu Chương Dương hiện đại hơn, cầu Long Biên thời bình đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng nó đã trở thành chứng nhân lịch sử. Cầu Long Biên như một nhân chứng đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội ”.

1: Đoạn văn được trích từ văn bản nào?
A. Động Phong Nha.	B. Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sử.
C. Cô Tô.	D. Lao xao.
2: Dòng nào thể hiện rõ nhất nội dung của đoạn văn trên?
Khẳng định ý nghĩa lịch sử của cầu Long Biên trong hiện tại.
Giới thiệu tổng quát về cầu Long Biên trong một thế kỉ tồn tại.
Khẳng định cầu Long Biên là cây cầu hiện đại nhất.
Cầu Long Biên là nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của đất nước Việt Nam.
3: Cầu Long Biên được khởi công xây dựng vào năm nào?
1998.	B. 1828.	C. 1898.	D. 1889
4: Cách gải thích nào đúng nhất với từ “chứng nhân” trong đoạn trích trên?
	A. Người còn sống.	B. Những dấu tích còn để lại.
	C. Người chứng kiến nhưng đã chết.	D. Người làm chứng, người chứng kiến.
5: Đoạn văn được kể theo ngôi kể thứ mấy?
	A. Ngôi kể thứ nhất.	B. Ngôi kể thứ hai.
	C. Ngôi kể thứ ba.	D. Ngôi kể thứ tư.
6: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ ghép phân loại?
	A. Chứng nhân.	B. Sông Hồng	C. Thời bình.	D. Đau thương.
7: Văn bản “Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sử” thuộc nhóm văn bản nào?
	A. Nhật dụng.	B. Tiểu thuyết.	C. Thuyết minh phim.	D. Tin tức.
8: Đoạn văn trên có sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
	A. So sánh, nhân hoá.	B. Hoán dụ, ẩn dụ.	
C. Đối lập, tương phản.	D. Đối thoại, miêu tả.
9: Trong đoạn văn trên cầu Long Biên mang tính chất gì của con người?
	A. Đau thương.	B. Anh dũng.	C. Cả A và B đều đúng.	D. Cả A và B đều sai.
10: Vì sao cầu Long Biên được coi là một chứng nhân lịch sử?
Vì nó được xây dựng vào thời kì chiến tranh.
Vì nó chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng.
Vì nó rất hiện đại.
Vì nó được coi là một thành tựu quan trọng của thời văn minh cầu sắt.

File đính kèm:

  • docKT 15 van 6 HKII.doc