Kiểm tra 15 phút Môn: Ngữ Văn 8

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2011 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 15 phút Môn: Ngữ Văn 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra 15phút
Môn: Ngữ văn
Đề lẻ:
Câu 1: ( 3 điểm ) 
1. Thời gian ra đời của văn bản “ Tắt đèn”, “ Lão Hạc”, “ Những ngày thơ ấu” trên thuộc giai đoạn văn học nào ?
 A. Từ 1900 – 1930 B .Từ 1930 – 1945 C.Từ 1945 – 1954 D. Từ 1954 – 1975
2. Trong truyện ngắn “ Lão Hạc”, khi nghe Binh Tư kể chuyện Lão Hạc xin bả chó, ông giáo đã cho rằng : “Cuộc đời quả thực mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Có thể hiểu như thế nào về suy nghĩ ấy ?
A. Ông giáo thất vọng về Lão Hạc
B. Ông giáo vừa giận vừa thương Lão Hạc.
C. Một lời trách cứ nặng nề
D.Từ hành động của Lão Hạc ( hiểu từ góc nhìn của Binh Tư), ông giáo buồn rầu nghĩ đến cái đói cứ đẩy những người lương thiện, tốt đẹp như Lão Hạc vào sự tha hoá nhân cách.
3.Nhận định sau ứng với nghệ thuật chủ yếu về mặt thể loại của văn bản nào ?
“ Truyện ngắn đậm chất ký, mang nội dung hồi ức với những cảm xúc trữ tình”
A. Trong lòng mẹ B. Tôi đi học C. Tức nước vỡ bờ	D.Lão Hạc
4. Trong các nhóm từ sau, nhóm nào đã được sắp xếp hợp lý ?
A.Vi vu, ngào ngạt, lóng lánh , xa xa, phơi phới.
B.Thất thểu, lò dò, chồm hổm, chập chững, rón rén.
C.Thong thả, khoan thai, vội vàng, uyển chuyển, róc rách.
D. Ha hả, hô hố, hơ hớ , hì hì, khúc khích.
5. Dòng nào sau đây nói đúng nhất về “ kể chuyện tưởng tượng”?
A. Kể lại y nguyên câu chuyện, không có sự thêm bớt.
B. Kể lại y nguyên câu chuyện, có thêm tình cảm cá nhân.
C. Kể theo tưởng tượng dựa trên nội dung chính của câu chuyện
D.Kể lại câu chuyện theo hướng tượng tượng, không cần bám sát nguyên tác.
6. Trong phần mở bài cho đề văn “kể lại một câu chuyện theo ngôi kể mới” cần phải làm gì?
A. Giới thiệu câu chuyện và các nhân vật định kể.
B.Giới thiệu câu chuyện và ngôi kể mới.
C. Giới thiệu ngôi kể mới.
D. Giới thiệu các nhân vật định kể và ngôi kể mới
Cõu 2( 2 điểm ): Đặt một câu có từ “ những” là lượng từ, một câu từ “những” là trợ từ.
Câu 3: ( 2 điểm ) Hãy tìm các từ ngữ theo hai phạm vi nghĩa chỉ không gian và thời gian trong hai câu thơ sau:
Của ta, trời đất, đêm ngày
Núi kia, đồi nọ, sông này, của ta.
( Hoan hô chiến sĩ Điện Biên –Tố Hữu )
Câu 4: ( 3 điểm ) Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ địa phương trong đoạn thơ sau:
 Đồng chí mô nhớ nữa,
 Kể chuyện Bình Trị Thiên
 Cho bầy tui nghe ví
 Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí
 - Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ
 Đồng bào ta phải chiến đấu ra ri.
( “ Nhớ” – Hồng Nguyên)
Kiểm tra 15phút
Môn: Ngữ văn
 
Đề chẵn: 
Câu 1( 3 điểm ) 
 1- Các phương tiện để liên kết đoạn văn trong văn bản là :
A- Từ nối, đoạn văn B- Từ nối, câu nối
C- Câu nối, đoạn văn D- Lí lẽ, dẫn chứng
 2- Nhận xét nào nói đúng nhất về mục đích của việc sử dụng các phương tiện liên kết đoạn văn trong văn bản ?
A- Làm cho ý giữa các đoạn văn liền mạch với nhau một cách hợp lí, tạo nên tính chỉnh thể cho văn bản.
B- Làm cho các đoạn văn có thể bổ sung ý nghĩa cho nhau.
C- Làm cho hình thức của văn bản được cân đối.
D- Cả ba ý trên đều đúng.
3 - Trong các văn bản sau, văn bản nào không thể tóm tắt theo cách tóm tắt một văn bản tự sự ?
A- Thánh Gióng. B- Lão Hạc. C- ý nghĩa văn chương. D- Thạch Sanh
4- Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với sự việc được kể ?
A- Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn.
B- Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn.
C- Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn.
D- Làm cho sự việc được kể sinh động và hiện lên như thật.
5 - Câu nào sau đây không chứa yếu tố miêu tả ?
A- Mặt lão đột nhiên co rúm lại.
B- Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra.
C- Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.
D- Lão hu hu khóc.
6. Chọn từ thích hợp làm phương tiện liên kết điền vào chỗ trống trong hai đoạn văn sau :
“Hiện nay, thói ích kỉ, tham lam vẫn còn tồn tại nặng nề, tình trạng sống mòn chưa chấm dứt, và miếng ăn té ra vẫn khiến nhiều người không sao giữ nổi nhân cách, nhân phẩm.
……, những vấn đề Nam Cao đặt ra, nói riêng xung quanh cái đói và miếng ăn, vẫn còn mang nguyên vẹn tính thời sự nóng hổi.”
A- Tuy nhiên. B- Hơn nữa. C- Vì vậy. D- Mặt khác.
Câu 2: ( 2 điểm ) Đặt một câu có từ “ đến” là trợ từ, một câu từ “ đến” là quan hệ từ.
Câu 3: ( 2 điểm ) Có mấy trường từ vựng trong các từ gạch chân trong những câu sau:
 Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thưở còn sung túc?
( Nguyên Hồng)
Câu 4: ( 3 điểm ) : Phân tích tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội trong câu văn sau:
- Cá nó để ở dằm thượng áo ba đờ suy, khó mõi lắm.

File đính kèm:

  • docvan 8 .doc