Kiểm tra 15 Phút Môn: Ngữ Văn 8

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1539 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 15 Phút Môn: Ngữ Văn 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐIỂM

 KIỂM TRA 15 PHÚT 
Môn: Ngữ Văn 8


Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. 
1. Tác dụng của dấu ngoặc đơn là gì?
A. Đánh dấu(báo trước) phần, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
B. Đánh dấu phần chú thích(giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm)
C. Đánh dấu(báo trước) lời dẫn trực tiếp.
D. Đánh dấu(báo trước) lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang) 
2. Tác dụng của dấu hai chấm là gì?
A. Đánh dấu phần có chức năng chú thích(giải thích, bổ sung, thuyết minh)
B. Đánh dấu(báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó
C. Đánh dấu(báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang)
D. Gồm B và C
3. Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau:
 Nguyễn Dữ có Truyền kì mạn lục (Ghi lại một cách tản mạn các truyện lạ được truyền) được đánh giá là “thiên cổ kì bút” (bút lạ của muôn đời), là một mốc quan trọng của thể loại văn xuôi chữ Hán của văn học Việt Nam.
A. Bổ sung thêm thông tin cho phần in đậm và phần trong ngoặc kép
B. Giải thích nghĩa của phần in đậm và phần trong ngoặc kép
C. Thuyết minh thêm cho phần in đậm và phần trong ngoặc kép
D. Cả A, B,C đều đúng
4. Dấu hai chấm trong ví dụ sau được dùng để làm gì?
 Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
 - Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!
A.Đánh dấu phần bổ sung cho phần trước đó B.Đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó
C. Đánh dấu lời đối thoại D.Đánh dấu phần thuyết minh cho phần trước đó
5. Dấu ngoặc kép có tác dụng gì?
A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp
B. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,… được dẫn
C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai
D. Cả ba nội dung trên đều sai.
* Đọc hai câu thơ sau và trả lời câu hỏi( từ câu 6- câu 10)
 Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
 Lừng lẫy làm cho lở núi non
6. Hai câu thơ trên trích từ bài thơ nào?
A. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác B. Đập đá ở Côn Lôn
C. Muốn làm thằng Cuội D. Hai chữ nước nhà
7. Tác giả của bài thơ đó là:
A. Phan Châu Trinh B. Phan Bội Châu C. Tản Đà D. Trần Tuấn Khải
8. Bài thơ trên được viết theo thể loại nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Thất ngôn bát cú C. Tự do D. Ngũ ngôn
9. Từ “lừng lẫy” trong câu thơ trên có nghĩa là gì?
A. Ngạo nghễ, lẫm liệt C. Ung dung, đường hoàng
B. Cứng cỏi, trung kiên D. Tài năng và chí khí
10. Hai câu thơ thể hiện phẩm chất đáng quý nào ở con người Tác giả?
A. Lòng kiêu hãnh B. Ý chí tự khẳng định mình
C. Khát vọng hành động mãnh liệt D. Kết hợp cả A,B,C
11. Nhận định nào sau đây không thể hiện ý nghĩa của tiếng cười trong câu thơ “Tựa 
nhau trông xuống thế gian cười” (Muốn làm thằng Cuội- Tản Đà )? 
 A. Cười thoả mãn vì đạt được khát vọng thoát ly, đã tránh xa khỏi cõi trần bụi bặm 
 B. Cười mỉa mai, khinh bỉ vì cõi trần giờ đây chỉ còn là nơi bé nhỏ
 C. Cười hạnh phúc vì mình đã được sánh vai cùng chị Hằng 
 D. Cười vì càng thoát li trần gian càng thấy buồn 
12. Hai nguồn thi cảm chủ yếu trong sáng tác của Vũ Đình Liên là gì?
A. Lòng thương người và tình yêu thiên nhiên B. Tình yêu cuộc sống và tuổi trẻ
C. Lòng thương người và niềm hoài cổ D.Tình yêu đất nước và nỗi sầu nhân thế 
13. Hai câu thơ “ Giấy đỏ buồn không thắm- Mực đọng trong nghiên sầu” sử dụng biện pháp tu từ gì là chính?
A. So sánh B. Nhân hoá C, Hoán dụ D. Nói quá
14. Hình ảnh ông đồ ở hai khổ thơ đầu hiện ra như thế nào?
A. được mọi người yêu quý vì đức độ C. Bị mọi người lãng quên
B. Được mọi người trọng vọng, tôn kính vì tài viết chữ đẹp D. Cả A, B,C đều sai 
15. Bài thơ “Ông đồ” được viết theo thể thơ gì?
A. Lục bát B. Song thất lục bát C. Ngũ ngôn D. Thất ngôn bát cú
16. Dòng nào nói đúng nhất tình cảm của tác giả gửi gắm trong hai câu thơ cuối bài thơ Ông đồ 
A. Cảm thương và ngậm ngùi trước cảnh cũ người xưa
B. Lo lắng trước sự phai tàn của các nét văn hoá truyền thống
C. Ân hận vì đã thờ ơ với tình cảnh đáng thương của ông đồ
D. Buồn bã vì không được gặp lại ông đồ
17. Văn bản thuyết minh có tính chất gì?
A. Chủ quan, giàu tình cảm, cảm xúc
B. Mang tính thời sự nóng bỏng
C.Tri thức chuẩn xác, khách quan, hữu ích
D. Uyên bác, khoa học	 
18. Muốn thuyết minh một đồ dùng, người thuyết minh cần phải làm những công việc gì?
A. Phải quan sát, tìm hiểu cấu tạo của đồ dùng đó
B. Phải tìm hiểu kĩ tính năng, tác dụng của đồ dùng đó
C. Phải tìm hiểu cơ chế hoạt động của đồ dùng đó
D.Kết hợp cả ba nội dung trên
19. Muốn thuyết minh đặc điểm của một thế loại văn học trước hết phải quan sát, nhận xét, sau đó khái quát thành những đặc điểm. đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
20. Các lỗi cần tránh về dấu câu là gì?
A. Thiếu dấu ngắt câu hoặc dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc
B. Thiếu dấu thích hợp để ngắt các bộ phận của câu khi cần thiết
C. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu với nhau
D. Tất cả các lỗi trên

File đính kèm:

  • docKT 15 phut NV 8 20 cau TN.doc