Kiểm tra 15 phút môn: sinh học 7

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 15 phút môn: sinh học 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Đạ Long
Điểm 
Lời phê
Lớp: 
Họ và tên:
Kiểm tra 15 phút
Môn: Sinh học 7
 Hãy khoanh tròn vào một chữ cái (a, b, c, d) câu trả lời đúng:
Câu 1: Động vật có đặc điểm nào giống thực vật ?
a. Cùng cấu tạo từ tế bào;
b. Tế bào không có thành xelulozo;
c. Dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn;
d. Có hệ thần kinh, giác quan.
Câu 2: Trùng roi xanh sinh sản bằng cách nào?
a. Phân đôi cơ thể theo chiều ngang;
b. Phân đôi cơ thể theo chiều dọc;
c. Sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp;
d. Sinh sản vô tính bằng cách phân nhiều.
Câu 3: Trùng biến hình di chuyển nhờ:
a. roi
b. lông bơi;
c. cơ quan di chuyển tiêu giảm;
d. chân giả
Câu 4: Trùng kiết lị kí sinh ở đâu?
a. Thành ruột của muỗi Anophen;
b. Tuyến nước bọt của muỗi Anophen;
c. Trong máu người;
d. Trong ruột người.
Câu 5: Để thích nghi với lối sống kí sinh, trùng sốt rét có đặc điểm cấu tạo như thế nào?
a. Kích thước nhỏ, cơ quan di chuyển tiêu giảm;
b. Kích thước lớn, cơ quan di chuyển phát triển;
c. Cấu tạo cơ thể chỉ là một tế bào;
d. Sinh sản vô tính.
Câu 6: Ngành ruột khoang gồm những đại diện nào?
a. Sứa, trùng giày, hải quỳ;
b. Sứa, thủy tức, trùng cỏ;
c, Thủy tức, san hô, hải quỳ;
d. Thủy tức, san hô, sán lông.
Câu 7: Hình thức sinh sản vô tính mọc chồi ở san hô khác thủy tức ở điểm nào?
a. Sinh sản mọc chồi , cơ thể con không dính cơ thể mẹ;
b. Sinh sản mọc chồi , cơ thể con dính cơ thể mẹ;
c. Hình thành tế bào trứng và tinh trùng;
d. Tái sinh một phần cơ thể.
Câu 8: Đặc điểm nào giúp sứa thích nghi vời đời sống bơi lội tự do trong nước?
a. Cơ thể hình trụ;
b. Giữa hai lớp cơ thể là tầng keo dày làm cơ thể dễ nổi.
c. Ruột dạng túi;
d. Có khung xương bằng đá vôi.
Câu 9: Vì sao trâu bò nước ta nhiễm sán lá gan nhiều?
a. Trâu bò thường làm việc ở các ruộng ngập nước;
b. Trâu bò ăn rau, cỏ không được sạch;
c. Thường uống nước ở nơi có ấu trùng sán.
d. Thường xuyên tẩy giun sán theo định kì.
Câu 10: Vòng đời của giun đũa trải qua mấy vật chủ trung gian?
a. 1
b. 2
c. 3
d. 4
Trường THCS Đạ Long
Điểm 
Lời phê
Lớp: 
Họ và tên:
Kiểm tra 15 phút
Môn: Sinh học 6
 Hãy khoanh tròn vào một chữ cái (a, b, c, d) câu trả lời đúng:
Câu 1: Trong những nhóm cây sau đây, những nhóm cây nào gờm toàn cây có hoa:
a. Cây táo, cây rêu, cây mít, cây đào;	
b. Cây ngơ, cây lúa, cây tỏi, cây đậu xanh;
c. cây rau bợ, cây cà chua, cây dưa chuợt, cây bí đỏ;
d. Cây bưởi, cây xoài, cây dương xỉ, cây ởi.
Câu 2: Cây mỡi ngày mợt lớn lên nhờ:
a. Các tế bào lớn lên làm gia tăng kích thước;
b. Sớ lượng các tế bào nhiều thêm vì mỡi tế bào trưởng thành phân chia thành 2 tế bào con;
c. Tế bào lớn lên và phân chia;
d. Tế bào có kích thước nhất định.
Câu 3: Tế bào nào có khả năng phân chia
a. Tế bào non;
b. Tế bào ở mơ phân sinh;
c. Tế bào già;
d. Tế bào ở lá già.
Câu 4: Điểm khác nhau cơ bản của thực vật với động vật là:
a. Thực vật sống khắp nơi trên trái đất, phản ứng chậm với các chất kích thích từ bên ngoài;
b. Thực vật tự tổng hợp chất hữu cơ, phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài, phần lớn không có khả năng di chuyển;
c. Thực vật rất đa dạng và phong phú, phần lớn không có khả năng di chuyển;
d. Thực vật rất đa dạng và phong phú, sống khắp nơi trên trái đất.
Câu 5: Cây có rễ cọc là cây có:
a. Nhiều rễ con mọc ra từ 1 rễ cái;
b. Nhiều rễ con mọc ra từ gốc thân;
c. Nhiều rễ con mọc ra từ nhiều rễ cái
d. Chưa có rễ cái không có rễ con.
Câu 6: Nhóm gồm toàn cây có rễ chùm là:
a. Cây lúa, cây hành, cây ngô, cây đậu;
b. Cây tre, cây lúa mì, cây tỏi, cây táo;
c. Cây mía, cây cà chua, cây lạc, cây nhãn;
d. Cây trúc, cây lúa, cây ngô, cây tỏi.
Câu 7: Tại sao nói miền hút là phần quan trọng nhất của rễ?
a. Gồm hai phần: vỏ và trụ giữa;	 
b. Có mạch gỗ, mạch rây vận chuyển các chất;
c. Có ruột chứa chất dự trư;õ 
d. Có nhiều lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng.
Câu 8. Rễ củ có chức năng:
a. Giúp cây leo lên;
b. Hút chất dinh dưỡng của cây chủ;
c. Chứa chất dinh dưỡng cho cây ra hoa, tạo quả;
d. Giúp cây hô hấp trong không khí.
Câu 9: Cây mướp có dạng thân nào?
a. Thân đứng;
b. Thân cột;
c. Thân leo;
d. Thân bò.
Câu 10: Tế bào thực vật gồm những thành phần chính nào?
a. Màng, chất nguyên sinh, nhân;
b. Vách tế bào, không bào, ty thể;
c. Nhân, không bào, diệp lục;
d. Màng, bộ máy gongi, ty thể.

File đính kèm:

  • docde kiem tra 15 p.doc
Đề thi liên quan