Kiểm tra 15 phút môn :tiếng việt 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 15 phút môn :tiếng việt 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA 15 PHÚT Họ tên :…………………….. Môn :Tiếng Việt 7 Lớp:………………………. Điểm Lời phê cuả cô giáo Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng(Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm) Câu 1:Từ ghép chính phụ là từ ghép như thế nào? A-Từ có hai tiếng có nghĩa B-Từ được tạo ra từ một tiếng có nghĩa C-Từ có các tiếng bình đẳng nhau về mặt ngữ pháp D-Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ xung nghĩa cho tiếng chính Câu 2:Nhóm từ nào sau đây chứa toàn từ ghép đẳng lập ? A-học hành,nhà cửa ,nhà ăn ,đất cát,móc ngoặc B-học hành,nhà cửa ,đất sét,nhà khách,móc ngoặc C-nhà cửa ,làm ăn,đất cát,móc ngoặc ,ốm yếu D-nhà khách ,nhà cửa,đất cát ,móc ngoặc ,ốm yếu Câu 3:Nhóm từ nào sau đây chứa toàn từ láy ? A-xinh xắn,gần gũi,đông đủ,dễ dàng,mong manh B- xinh xắn,gần gũi,đông đủ,dễ dàng,mạnh mẽ C- xinh xắn,gần gũi,đông đủ,dễ dàng,ấm áp D- xinh xắn,gần gũi,mong manh,dễ dàng,ấm áp Câu 4:Nghĩa của các từ láy có vần ênh (trong những từ lênh khênh,bấp bênh ,chênh vênh ,lênh đênh) có đặc điểm chung gì ? A-Chỉ sự cao lớn vững vàng C-Chỉ vật dễ bị đổ vỡ B-Chỉ những gì không vững vàng ,không chắc chắn D-Chỉ vật nhỏ bé ,yếu ớt Câu 5:Từ “bác” trong ví dụ nào sau đây được dùng như đại từ xưng hô? A-Bác được tin rằng / Cháu làm liên lạc C-Người là Cha,là Bác ,là Anh. B-Anh Nam là con trai của bác tôi. D-Bác ngồi đó lớn mênh mông . Câu 6: Đại từ nào sau đây không cùng loại ? A- Nàng B- Họ C-Hắn D-Ai Câu 7: Đại từ không cùng loại ở câu 6 được dùng để làm gì ? A-Trỏ người B-Trỏ vật C-Hỏi người D-Hỏi vật Câu 8:Chọn dòng nói đúng về chức năng của đại từ để hỏi ? A-Đại từ để hỏi dùng để hỏi về người ,sự vật ;thông báo về số lượng ,hỏi về hoạt động ,tính chất sự việc B-Đại từ để hỏi,dùng để hỏi về người ,sự vật ;hỏi về số lượng ;hỏi về hoạt động ,tính chất ,sự việc C- Đại từ để hỏi,dùng để hỏi về người ,sự vật ;hỏi về số lượng ;miêu tả hoạt động ,tính chất ,sự việc D-Đại từ để hỏi,dùng để miêu tả người ,sự vật ;hỏi về số lượng ;hỏi về hoạt động ,tính chất ,sự việc Câu 9: Chữ thiên trong từ nào sau đây không có nghĩa là trời A-Thiên lí B-Thiên thư C-Thiên hạ D-Thiên thanh Câu 10:Hãy giải thích các từ Hán Việt sau (1 điểm) A- hùng vĩ:………………… C- cương trực :…………………. B-kiên cố:………………….. D- hữu hiệu :……………………. Câu 11:Nhóm từ nào sau đây chứa toàn từ ghép Hán Việt đẳng lập ? A-cương trực ,hùng vĩ,kiên cố ,hữu hiệu ,giáo huấn . B- cương trực ,hùng vĩ,kiên cố ,hải đăng ,giáo huấn . C- cương trực ,đại lộ,kiên cố ,hữu hiệu ,giáo huấn . D- cương trực ,hùng vĩ,kiên cố ,hoan hỉ ,giáo huấn . Câu 12:Thế nào là quan hệ từ? A-Là từ chỉ người và vật . B-Là từ chỉ hoạt động ,tính chất của người và vật . C-Là từ chỉ các ý nghĩa quan hệ giữa các thành phần câu và giữa câu với câu . D-Là từ mang ý nghĩa tình thái Câu 13:Quan hệ từ hơn trong câu “Lòng chàng ý thiếp ai sâu hơn ai” biểu thị ý nghĩa quan hệ gì? A-Sở hữu B-So sánh C-Nhân quả D-Điều kiện Câu 14:Dòng nào đúng khi phân biệt sắc thái nghĩa của hai câu : (1) “Nó chậm nhưng chắc” (2) “Nó chắc nhưng chậm” A-Câu (1) tỏ ý khen nhưng khen nhiều hơn ;câu (2) tỏ ý khen nhưng khen ở mức thấp B-Cả hai câu vừa có chỗ khen lại vừa có chỗ chê.Người nói khen yếu tố chắc, chê yếu tố chậm . C-Câu (1) vừa chê và vừa khen;câu (2) cũng vừa chê và vừa khen .Người được nói đến có cả hai đặc điểm là chậm và chắc . D-Câu (1) nhấn mạnh vào yếu tố chắc nên tỏ ý khen là chính ;câu (2) nhấn mạnh vào yếu tố chậm nên tỏ ý chê là chính Câu 15:Câu sau mắc lỗi gì về quan hệ từ ? Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” cho ta hiểu về tình bạn bình dị mà sâu sắc của nhà thơ . A-Thiếu quan hệ từ B- Thừa quan hệ từ C- Dùng quan hệ từ không đúng chức năng ngữ pháp. D- Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết. Câu 16:Trong những trường hợp sau trường hợp nào có thể bỏ quan hệ từ ? A-Nhà tôi vừa mới mua cái tủ bằng gỗ rất đẹp . B-Hãy vươn lên bằng chính sức mình . C-Nó thường đến trường bằng xe đạp . D- Bạn Nam cao bằng bạn Minh . Câu 17: Nét nghĩa :nhỏ ,xinh xắn,đáng yêu phù hợp với từ nào sau đây? A-Nhỏ nhặt B-Nhỏ nhẻ C-Nhỏ nhắn D-Nho nhỏ Câu 18:Dòng nào thể hiện đúng cách sử dụng từ đồng nghĩa ? A-Chỉ có thể thay từ Hán Việt đồng nghĩa cho từ thuần Việt . B-Có thể thay bất cứ từ đồng nghĩa nào cho nhau . C-Cân nhắc để chọn từ đồng nghĩa thể hiện đúng nghĩa và sắc thái biểu cảm . D-Chỉ có thể thay từ thuần Việt đồng nghĩa cho từ Hán Việt Câu 19:Yếu tố “tiền” trong từ nào sau đây không cùng nghĩa với yếu tố còn lại ? A-Tiền tuyến B-Tiền bạc C-cửa tiền D-mặt tiền
File đính kèm:
- kiem tra 15 phut tieng viet.docx