Kiểm tra 15 phút Môn: Văn 8 Trường THCS Phương Trung
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 15 phút Môn: Văn 8 Trường THCS Phương Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Phương Trung Họ và t Họ và tên: .........................................lớp ...... Kiểm tra 15 phút Môn: Văn 8 Điểm Lời phê của thầy cô giáo Đề bài: Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. 1. Văn bản “Tức nước vỡ bờ” trích từ tác phẩm nào? A. Những ngày thơ ấu B. Tôi đi học C. Tắt đèn D. Lão Hạc 2. Tác giả của văn bản này là: A. Nguyễn Công Hoan B. Ngô Tất Tố C. Nguyên Hồng D. Nam Cao 3. Nhân vật chính trong văn bản này là ai? A. Chị Dậu B. Cái Tí C. Cai lệ D. Anh Dậu 4. Từ nào có thể điền vào những chỗ trống trong câu văn “ Vừa nói hắn vừa .....luôn vào ngực chị Dậu mấy.....rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.” ? A. đấm B. thụi C. tát D. bịch 5. Tên cai lệ và người nhà lí trưởng trong “ Tức nước vỡ bờ” có điểm gì giống nhau về mặt nhân cách? A. Cùng bất nhân, tàn ác C. Cùng là tay sai B. Cùng là nông dân D. Cùng ghét vợ chồng chị Dậu 6. Em hiểu nghĩa của từ “hầm hè” trong câu văn “ Cai lệ giọng vẫn hầm hè.” Như thế nào? A. Thái độ coi thường đối phương C. Thái độ tức giận, chỉ chực sinh sự B. Tỏ vẻ ra oai để uy hiếp tinh thần đối phương D. Lối nói ngang bướng, gàn dở 7. Khi anh Dậu khuyên can, chị Dậu đã trả lời “ Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được...”. Theo em, câu nói đó thể hiện thái độ gì? A. Thái độ phẫn uất C. Thái độ không chịu khuất phục B. Thái độ kiêu căng D. Thái độ bất cần 8. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu miêu tả nhân vật bằng cách nào? A. Giới thiệu về nhân vật và các phẩm chất tính cách của nhân vật B. Để cho nhân vật bộc lộ qua hành vi, giọng nói, điệu bộ C. Để cho nhân vật này nói về n hân vật kia D. không dùng cách nào trong ba cách trên 9. Theo em, vì sao chị Dậu được gọi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8? A. Vì chị là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay B. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay C. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều cực khổ nhưng vẫn giữ được những nét phẩm chất vô cùng tốt đẹp D. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục trước sự áp bức của bọn thức dân phong kiến 10. Theo em, nhận định nào nói đúng nhất tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm qua đoạn trích? A. Nông dân là lớp người có sức mạnh lớn nhất, có thể chiến thắng tất cả B. Quy luật tất yếu của đời sống là: có áp bức là có đấu tranh C. Nông dân là người bị áp bức nhiều nhất trong xã hội cũ D. Bọn tay sai trong xã hội cũ là những kẻ tàn bạo và mất hết nhân tính 11. Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai 12. Tóm tắt văn bản tự sự là như thế nào? A. Là dùng lời văn của mình kể lại các chi tiết của văn bản một cách ngắn gọn B. Là dùng lời văn của mình kể về nhân vật chính trong tác phẩm một cách cụ thể C. Là dùng lời văn của mình nói về các yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của văn bản một cách ngắn gọn D. Là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản đó 13. Yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự là gì? A. Văn bản tóm tắt phải sáng tạo hơn văn bản gốc B. Văn bản tóm tắt phải dài hơn văn bản gốc C. Văn bản tóm tắt phải ngắn gọn và trung thành với nội dung của văn bản gốc D. Phải phân tích nội dung và nghệ thuật của văn bản gốc 14. Trong các văn bản sau đây, văn bản nào không thể tóm tắt theo cách tóm tắt một văn bản tự sự? A. Thánh Gióng B. Lão Hạc C. ý nghĩa văn chương D. Thạch Sanh 15. Sắp xếp lại các bước tóm tắt văn bản tự sự sau đây theo một trình tự hợp lí. (1) Xác định nội dung chính cần tóm tắt (2) Sắp xếp nội dung chính theo một trình tự hợp lí (3) Đọc kĩ toàn bộ tác phẩm cần tóm tắt (4) Viết văn bản tóm tắt theo lời văn của mình A. (3) –(1)- (2)- (4) B. (3)-(2)-(1)-(4) C. (4)-(2)-(1)-(3) D.(1)-(2)-(3)-(4) *Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 16- 20: “Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại” 16. Đoạn văn được kể theo ngôi kể nào? A. Ngôi thứ nhất số ít B. Ngôi thứ nhất số nhiều C. Ngôi thức ba số ít D. Ngô thứ ba số nhiều 17. Đoạn văn kể về sự việc nào? A. Ông giáo kể về nỗi buồn khi mất con chó C. Ông giáo kể lại sự việc con chó Vàng bị bắt B. Lão Hạc kể lại niềm vui của con chó khi được cho ăn D. Lão Hạc kể lại việc vừa bán con chó Vàng 18. Các yếu tố miêu tả “tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược lên” trong đoạn văn có tác dụng gì? A. làm rõ hành động của nhân vật C. Làm rõ ý nghĩa của sự việc B.Làm rõ cảm xúc của tác giả trước sự việc D. Làm rõ hình dáng của nhân vật 19. Đâu là yếu tố biểu cảm trong đoạn văn trên? A. Nó thấy tôi gọi thì chạy về ngay. C. Khốn nạn... Ông giáo ơi!.... B. Tôi chó nó ăn cơm. D. Thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó. 20. Yếu tố biểu cảm trong đoạn văn trên có tác dụng gì? A. Thể hiện sự day dứt, ăn năn của lão Hạc khi lừa bán con chó Vàng B. Thể hiện sự tiếc nuối của lão Hạc khi bán con chó Vàng với giá rẻ C. Thể hiện sự bực bội của lão Hạc với thằng Mục, thằng Xiên D. Thể hiện nỗi buồn của lão Hạc vì thấy mình nghèo túng
File đính kèm:
- KT 15 phut NV 8 trac nghiem.doc