Kiểm tra 15 phút môn Vật lí 9 - Đề 15
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 15 phút môn Vật lí 9 - Đề 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA 15’ Câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về từ trường? Từ trường là môi trường vật chất đặc biệt tồn tại xung quanh nam châm . Từ trường có thể tác dụng lực lên thanh nam châm thử đặt trong nó. Từ trường có ở xung quanh Trái Đất. Các phát biểu A,B và C đều đúng. Câu 2: Căn cứ vào thí nghiệm Ơxtét, hãy kiểm tra các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng? Dòng điện gây ra từ trường Các hạt mang điện có thể tạo ra từ trường. Các vật nhiễm điện có thể tạo ra từ trường. Các dây dẫn có thể tạo ra từ trường. Câu 3: Ở đâu tồn tại từ trường? Trong các câu trả lời sau đây , câu nào không đúng? Xung quanh nam châm. Xung quanh dòng điện. Xung quanh điện tích đứng yên. Mọi nơi trên Trái Đất. Câu 4: Trong thí nghiệm về từ phổ, tại sao người ta không dùng mạt đồng hoặc mạt kẽm mà lại dùng mạt sắt? Chọn lí do đúng trong các lí do sau: Đồng và kẽm là những chất khó tìm hơn sắt. Đồng và kẽm là những chất có từ tính yếu hơn nhiều so với sắt. Đồng và kẽm có thể bị nóng chảy khi đặt trong từ trường. Cả 3 lí do đều đúng. Câu 5: Nam châm hút sắt rất mạnh, nhưng tại sao khi thí nghiệm từ phổ, nam châm không hút được các mạt sắt mà sắp xếp chúng theo đường nhất định? Giải thích nghịch lý này như thế nào? Chọn phương án đúng trong các phương án sau: Vì các mạt sắt quá nhẹ. Vì các mạt sắt quá nhiều. Vì các mạt sắt luôn nảy lên, nảy xuống nhiều lần. Vì các mạt sắt bị nhiễm từ mạnh nên chúng trở thành các nam châm nhỏ, mỗi nam châm nhỏ đều có hai cực. Câu 6: Đặt một số kim nam châm tự do trên một đường sức từ ( đường cong) của một thanh nam châm thẳng. Sự định hướng của các kim nam châm trên đường sứa từ sẽ như thế nào?Chọn phương án trả lời đúng nhất. Trục của các kim nam châm song song nhau. Trục của các kim nam châm gần nhau sẽ vuông góc với nhau. Trục của các kim nam châm luôn nằm trên một đường thẳng. Trục của các kim nam châm luôn nằm trên những đường tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đặt của nam châm và chúng địng hướng theo một chiều nhất định. Câu 7: Khi đặt một nam châm thẳng gần một ống dây, hiện tượng gì sẽ xảy ra? Chọn phương án đúng trong các phương sau: Chúng luôn hút nhau. Chúng luôn đẩy nhau. Chúng không tương tác gì với nhau nếu trong ống dây không có dòng điện chạy qua. Trong mọi điều kiện, chúng không bao giờ tương tác nhau. Câu 8: Người ta nói rằng về phương diện từ, một ống dây có dòng điện chạy qua tương đương với một thanh nam châm thẳng.Dựa vào đâu để kết luận như vậy? Chọn cách lý giải đúng trong các cách sau: Vì dạng từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua giống dạng từ phổ của nam châm thẳng. Vì ống dây có dòng diện chạy qua có thể hút hoặc đẩy thanh nam châm đặt gần nó. Vì khi hai ống dây có dòng điện chạy qua đặt gần nhau, chúng có thể hút hoặc đẩy nhau. Cả ba cách lí giải trên đều đúng. Câu 9: Quy tắc nắm tay phải dùng để: Xác định chiều đường sức từ của nam châm thẳng . XaÙc định chiều đường sức từ của một dây dẫn có hình dạng bất kỳ có dòng điện chạy qua. Xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua. Xác định chiều đường sức từ của dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua. Chọn câu trả lời đúng. Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng với nội dung của quy tắc nắm tay phải? Nắm ống dây bằng tay phải sao cho bốn ngón tay nắm lại chỉ chiều dòng điện qua ống dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ trong lòng ống dây. Nắm ống dây bằng tay phải sao cho bốn ngón tay nắm lại chỉ chiều dòng điện qua ống dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ bên ngoài ống dây. Nắm ống dây bằng tay phải, khi đó bốn ngón tay nắm lại chỉ chiều đường sức từ trong lòng ống dây. Nắm ống dây bằng tay phải, khi đó ngón tay cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ trong lòng ống dây. Câu hỏi tự luận: -Vì sao nói ống dây có dòng điện chạy qua có tính chất như một nam châm thẳng. -Phát biểu quy tắc nắm tay phải. Đáp án: D A C B D D C D C A
File đính kèm:
- De KT 15Ph-VL 9 (38).doc