Kiểm tra 15 phút môn Vật lí 9 - Đề 22
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 15 phút môn Vật lí 9 - Đề 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: Phú Định Quận 6 GV soạn: Nguyễn Thị Kim Phụng Nguyễn Hữu Phúc KIỂM TRA 15 PHÚT I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: Hãy khoanh tròn các đáp án đúng: 1./ Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện? A. Khi cho đoạn dây dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực điện từ tác dụng lên đoạn dây dẫn đó. B. Khi cho đoạn dây dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn đặt trong từ trường và song song với các đường sức từ thì có lực điện từ tác dụng lên đoạn dây dẫn đó. C. Khi cho đoạn dây dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn đặt trong từ trường, ở mọi vị trí của dây dẫn thì luôn có lực điện từ tác dụng lên đoạn dây dẫn. D. Các phát biểu A, B, C đều đúng. 2./ Trường hợp nào dưới đây, trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng? A. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín phải đủ lớn. B. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín được giữ không thay đổi. C. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín bị thay đổi. D. Dòng điện cảm ứng đều xuất hiện trong các trường hợp A, B, C. 3./ Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từxuyên qua diện tích S của cuộn dây: A. luôn luôn tăng. B. luôn luôn giảm. C. luôn phiên tăng, giảm. D. luôn luơn không đổi. 4./ Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải gồm các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện? A. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối 2 cực của nam châm. B. Nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn. C. Cuộn dây dẫn và nam châm. D. Cuộn dây dẫn và lõi sắt. 5./ Điều nào sau đây là sai khi nói về tác dụng của lực điện từ lên khung dây có dòng điện? A. Khi mặt phẳng khung dây đặt song song với các đường sức từ thì lực điện từ làm cho khung dây quay. B. Khi mặt phẳng khung dây đặt song song với các đường sức từ thì lực điện từ không làm cho khung dây quay. C. Khi mặt phẳng khung dây đặt vuông góc với các đường sức từ thì lực điện từ chỉ có tác dụng làm nén hoặc dãn khung dây. D. Khi mặt phẳng khung dây đặt vuông góc với các đường sức từ thì lực điện từ làm cho khung dây quay. 6./ Dùng một thanh nam châm và một vòng dây dẫn như hình vẽ. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong những lúc nào? Chọn đáp án đúng từ những đáp án sau: A. Trong lúc đưa nam châm lại gần vòng dây. B. Trong lúc đưa nam châm ra xa vòng dây. C. Trong lúc giữ cố định nam châm lòng vòng dây. D. Chỉ có phương án A và B là đúng. 7./ Khi cuộn dây quay đều đặt trong từ trường thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây đổi chiều như thế nào? Hãy chọn câu trả lời đúng: A. Mỗi vòng quay, dòng điện đổi chiều 2 lần. B. Mỗi vòng quay, dòng điện đổi chiều 3 lần. C. Mỗi vòng quay, dòng điện đổi chiều 4 lần. D. Mỗi vòng quay, dòng điện đổi chiều 5 lần. 8./ Chọn đáp án đúng theo qui ướctrên hình vẽ: I: cường độ dòng điện, chiều dòng điện được biểu diễn bằng mũi tên. B: là đường sức từ, chiều đường sức từ biểu diễn bằng mũi tên. F: lực từ. B B I F F B A. hình vẽ 1 đúng, hình vẽ 2 sai. B. hình vẽ 1 sai, hình vẽ 2 đúng. C. cả 2 hình vẽ đều đúng. D. cả 2 hình vẽ đều sai. 9./ Đặt một khung dây hình chữ nhật có dòng điện chạy qua trong từ trường sao cho mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường sức từ như hình vẽ: Lực tác dụng lên khung dây có tác dụng gì? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau: A. Lực từ làm khung dây quay. B. Lực từ làm dãn khung dây. C. Lực từ làm khung dây bị nén lại. D. Lực từ không tác dụng lên khung dây. B 10./ Treo một thanh nam châm lên một sợi dây mềm, thả cho nam châm đu đưa quanh vị trí cân bằng OA như hình vẽ. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn có đặc tính gì? Chọn câu trả lời đầy đủ nhất trong các câu trả lời sau đây: A. có cường độ dòng điện không đổi. O B. có chiều không thay đổi. C. có chiều và cường độ dòng điện không thay đổi. A D. có chiều và cường độ điện luôn thay đổi. II. PHẦN TỰ LUẬN: Một học sinh cho rằng, nếu trong cuộn dâydẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây sẽ luôn luôn tăng. Theo em, kết luận như thế có đúng không? Tại sao? Đáp án: I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: 1A 2C 3C 4C 5B 6D 7A 8C 9C 10D II. PHẦN TỰ LUẬN: Kết luận như thế là sai vì: Dòng điện xoay chiều cảm ứng là dòng điện có chiều thay đổi liên tục. - Nếu số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luôn luôn tăng thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây chỉ có một chiều nhất định. - Nếu số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng, giảm thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây sẽ luân phiên thay đổi chiều. Dòng điện đó là dòng điện xoay chiều.
File đính kèm:
- De KT 15Ph-VL 9 (49).doc