Kiểm tra 15 phút Tập làm văn 6

docx2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 15 phút Tập làm văn 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Phương Trung 
Họ và tên………………………..
Lớp…………………………….

Điểm

Nhận xét của giáo viên







Phần I: Trắc nghiệm: ( 5 điểm)Khoanh tròn vào chữ cái mà em cho là đúng nhất:
Câu 1: Phần mở bài có vai trò như thế nào trong một văn bản?
A: Giới thiệu sự vật, sự việc, nhân vật	 B: Giới thiệu các nội dung của văn bản
C: Nêu diễn biến của các sự việc, nhân vật	 D: Nêu kết quả của sự việc, câu chuyện.
Câu 2: Dòng nào sau đây không phù hợp khi so sánh với yếu tố mạch lạc trong một văn bản
A: Mạch máu trong một cơ thể	 B: Mạch giao thông trên đường phố
C: Dòng nhựa sống trong một cái cây.	 D: Trang giấy trong một quyển vở	
Câu 3: Trong những yếu tố sau không cần có khi định hướng tạo lập văn bản
A: Đối tượng ( Nói, viết cho ai?)	 	 B: Nội dung ( Nói, viết về cái gì)
C: Thời gian (Văn bản đựợc nói, được viết lúc nào) D: Cách thức ( Nói viết như thế nào).
Câu 4: Dòng nào sau đây ghi đúng các bước tạo lập văn bản?
A: Định hướng, xây dựng bố cục B: Xây dựng bố cục, diễn đạt thành câu, đoạn hoàn chỉnh
C: Xây dựng bố cục, diến đạt thành câu, kiểm tra lại D: Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5: Văn biểu cảm là: 
A: Là văn bản đựoc viết ra để kể cho mọi người biết về một câu chuyện cảm động
B: Là một văn bản được viết bằng thơ
C: Là văn bản nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của người viết, khơi gợi sự đồng cảm ở người đọc
D: Là văn bản được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tươngr, một quan điểm nào đó.
Câu 6: Đề bài nào sau đây không phải là đề văn biểu cảm
A: Những suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản “ Hoa học trò”
B: Vui buồn tuổi học trò
C: Cẩm nghĩ về tình cảm của tác giả văn bản “ Hoa học trò”
D: Hày phân tích để làm rõ chủ đề của văn bản “ Hoa học trò”
Cây 7: Câu hỏi nào không phù hợp cho việc tìm hiểu đề văn biểu cảm .
A: Bài văn được viết theo phương thức biểu đạt nào
B: Tình cảm và suy nghĩ cần hướng về đối tượng nào
C: Dung lượng bài viết khoảng bao nhiêu
D: Người bộc lộ cảm xúc xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp trong văn bản.
Câu 8: Có mấy cách lập ý thường gặp trong văn biểu cảm ?
A: Một cách	B: Hai cách	C: Ba cách	D: Bốn cách.
Câu 9: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học là?
A: Là phân tích tư tưởng chủ đề nêu bật giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
B: Là bình luận cái hay, cái đẹp được phản ánh trong tác phẩm
C: Là trình bày những cảm xúc, tưởng tuợng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm 
D: Là chứng minh rằng tác phẩm đó độc đáo về nội dung và hình thức, khác hẳn các tác phẩm cùng đề tà và cùng chủ đề. 
Câu 10: Muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc, người ta thường làm như thế nào? 
A: Dùng phương thức lập luận để xác định rõ đối tựơng biểu cảm
B: Dùng phương thức tự sự để thật chi tiết những gì nói ra với đối tượng biểu cảm
C: Dùng phương thức miêu tả để tả cụ thể, tỉ mỉ, làm cho người đọc hình dung ra đối tượng biểu cảm
D: Dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
Câu 11:Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm phai tuân thủ theo nguyên tắc nào?
A: Tự sự và miêu tả chỉ nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối
B: Miêu tả thật chi tiết và cụ thể, tỉ mỉ
C: Tự sự và miêu tả cần kết hợp vớ nhau, hỗ trợ cho nhau
D: Tự sự nhằm mục đích kể nên cần kể thật đầy đủ.
Câu 12: Theo em chùm ca dao những câu hát than thân thuộc kiểu văn bản gì?
A- Văn bản tự sự C-Văn bản biểu cảm
B- Văn bản miêu tả D-Văn bản tự sự ,biểu cảm
 Câu 13:Câu hỏi nào sau đây không phục vụ cho việc tìm hiểu đề ,tìm ý của đề văn “Cảm nghĩ về đêm trung thu “?
A: Đối tượng biểu cảm là gì? 
 B: Đêm trung thu đẹp như thế nào? 
 C: Những tác phẩm văn học nào viết về đêm trung thu ? 
 D: Kỉ niệm nào đáng nhớ nhất với em trong đêm trung thu ?
 Câu 14:Câu văn “Tuổi thơ của em đã trải qua nhiều kỉ niệm khó quên ,nhưng em nhớ nhất là câu chuyện bất ngờ đến với em trong đêm trung thu vừa qua” phù hợp với phần nào trong đề văn trên ?
A: Mở bài B: Thân bài C: Kết bài D: Không phù hợp với cả ba phần
Câu 15: Biểu cảm trực tiếp là thông qua miêu tả một hình ảnh,kể một câu chuyện nào đó để khơi gợi tình cảm”. Nhận định trên đúng hay sai?
A-Đúng B-Sai
Câu 16: Cách làm bài văn biểu cảm gồm mấy bước?
A-Một bước B-Hai bước C-Ba bước D-Bốn bước
Câu 17: Ý nào sau đây không phù hợp với phần mở bài của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học? 
A-Giới thiệu tác phẩm(thể loại đề tài,tác giả…) B-Giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm. 
C-Nêu cảm nhận chung về tác phẩm D-Khẳng định lại ấn tượng chung về t/p.
Câu 18: Trong bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học quá trình biểu cảm cần tập trung vào:
A-Nêu cảm nghĩ về giá trị nội dung C-Nêu cảm nghĩ về cả hai giá trị trên .
B-Nêu cảm nghĩ về giá trị nghệ thuật . D-Nêu cảm nghĩ về tác giả.
Câu 19: Lũy ngoài cùng toàn tre nhưng là loại tre thẳng.Lũy trong cùng tre càng thẳng hơn .Tre óng chuốt vươn thẳng tắp,ngọn không dày và rậm như tre gai .Suốt năm tre xanh rờn đầy sức sống”. Đoạn văn trên có phải là văn biểu cảm không?
A-Có B-Không.
Câu 20: Câu văn “Tuổi thơ của em đã trải qua nhiều kỉ niệm khó quên ,nhưng em nhớ nhất là câu chuyện bất ngờ đến với em trong đêm trung thu vừa qua” phù hợp với phần nào trong đề văn trên ?
A-Mở bài B-Thân bài C- Kết bài D-Không phù hợp với cả ba phần




 

File đính kèm:

  • docxKIEM TRA 15P TLV.docx