Kiểm tra lần 2 môn: Công nghệ 8

doc3 trang | Chia sẻ: baobao21 | Lượt xem: 974 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra lần 2 môn: Công nghệ 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường 	Kiểm tra 1tiết lần 2
Lớp: 8/	Môn: Công nghệ 8
Họ tên: 	Thời gian: 45 phút
Điểm
Lời phê
A. Trắc nghiệm: (4đ) 
I. Hãy khoanh tròn vào câu trả lời mà em cho là đúng nhất: (2đ)
1. Để đo kích thước có chiều dài lớn, người ta dùng dụng cụ đo nào?
	a. Thước cặp.	b. Êke.	c. Thước lá.	d. Thước cuộn.
2. Những dụng cụ nào dưới đây thuộc nhóm dụng cụ gia công?
	a. Cờlê, êtô.	b. Dũa, cưa.	c. Thước lá, êke.	d. Kìm, tua vít.
3. Trong các mối ghép sau, mối ghép nào không phải là mối ghép bằng ren?
	a. Mối ghép hàn.	c. Mối ghép bulông.	
 b. Mối ghép vít cấy.	d. Mối ghép đinh vít.
4. Phương pháp nào gia công làm nhẵn, phẳng các bề mặt nhỏ?
	a. Dũa	b. Cưa	c. Khoan	d. Đục
5. Vật liệu cơ khí có mấy tính chất cơ bản?
	a. 2.	b. 3.	c. 4.	d. 5.
6. Cơ cấu nào sau đây biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc?
	a. Cơ cấu tay quay - con trượt.	c. Cơ cấu bánh răng –thanh răng
	b. Cơ cấu tay quay - thanh lắc.	d. Cơ cấu vít – đai ốc.
7. Mối ghép pit-tông – xi lanh, mối ghép sống trượt – rãnh trượt là khớp gì?
	a. Khớp quay.	b. Khớp tịnh tiến.	c. Khớp cầu.	d. Khớp vít.
8. Truyền động nào là truyền động ăn khớp?
	a. Truyền động bánh răng.	c. Truyền động đai.
	b. Truyền động xích.	d. Cả a,b đều đúng.
II. Hãy đánh dấu “ X” vào ô đúng hoặc sai sao cho hợp lí: (1đ)
Nội dung
Đúng
Sai
1. Khi chọn vật liệu cơ khí, người ta thường quan tâm đến cơ tính và lí tính của chúng.
2. Bánh răng (hoặc đĩa xích) nào có số răng ít hơn thì sẽ quay nhanh hơn.
3. Muốn có sản phẩm cơ khí đảm bảo yêu cầu, ta cần nắm vững tư thế, những thao tác kĩ thuật cơ bản và an toàn lao động.
4. Cờlê, mỏ lết, tua vít, êtô, kìm là những dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt.
III. Hãy điền từ hoặc cụm từ (chi tiết máy, các chi tiết, gia công lớn, gia công thô ) vào các chỗ trống cho phù hợp: (1đ)
1. Cưa và đục là hai phương pháp được sử dụng khi lượng dư .
2. là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh, có nhiệm vụ nhất định trong máy.
3. thường được ghép với nhau theo hai kiểu: ghép cố định và ghép động.
B.Tự luận: (6đ)
1. Thế nào là mối ghép cố định, mối ghép động? Mối ghép cố định gồm mấy loại, kể tên, cho ví dụ từng loại. (2đ)..
..
2. Hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại, giữa kim loại đen và kim loại màu. (1đ) 
3. Tại sao trong máy cần phải truyền và biến đổi chuyển động?
Thông số nào đặc trưng cho các bộ truyền chuyển động quay? Nêu công thức tính tỉ số truyền của các bộ truyền động.
 Ứng dụng:
Một bánh răng dẫn động có số răng Z1=54 răng, quay với tốc độ n1=60 vòng/phút. Hãy tính toán lựa chọn bánh răng bị dẫn sao cho phù hợp với tốc độ n2=180 vòng/phút. (3 đ)
ĐÁP ÁN
Trắc nghiệm: (4đ) (Mỗi ý đúng là 0.25 đ)
1. d	5. c
2. b	6. b
3. a	7. b
4. a	8. d
II. 1. S
	2. Đ
	3. Đ
	4. Đ
III. 1. gia công thô, gia công lớn
	2. Chi tiết máy
	3. Các chi tiết
B. Tự luận: (6đ)
1. Mối ghép cố định là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau. (1 đ)
Mối ghép cố định gốm có 2 loại:
Mối ghép tháo được như ghép bằng ren, then chốt (0.5đ)
Mối ghép không tháo được như ghép bằng đinh tán, bằng hàn (0.5đ)
2. Sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại là kim loại có tính dẫn điện tốt, phi kim loại không dẫn điện. (0.5đ)
Kim loại đen có chứa sắt, kim loại màu không chứa sắt. (0.5đ)
3. Trong máy cần truyền và biến đổi chuyển động vì: (1 đ)
Động cơ và bộ phận công tác thường đặt cách xa nhau.
Tốc độ của các bộ phận thường khác nhau.
Chuyển động của động cơ và bộ phận công tác khác nhau.
Thông số đặc trưng cho các bộ truyền chuyển động quay là tỉ số truyền i:
	 nbd n2 D1 Z1 
i= =	 =	 =	 (1 đ)
 nd n1 D2 Z2
Ứng dụng: 
Số răng của bánh bị dẫn:
Áp dụng công thức: n2 Z1 n1 x Z1
	 = à Z2 = (0.5 đ)
 n1 Z2 n2
Z2 =(60 x 54):180 = 18 (răng)	(0.5 đ)	

File đính kèm:

  • docKT1tietlan2Congnghe8HKI.doc
Đề thi liên quan