Kiểm tra 2 tiết Môn tập làm văn: Bài viết tập làm văn số I

doc7 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1119 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 2 tiết Môn tập làm văn: Bài viết tập làm văn số I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN KIỂM TRA 2 TIẾT 
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI I MÔN TẬP LÀM VĂN 
 
 BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ I
* MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
- Ôn tập về cách viết bài văn tự sự đã học ở lớp 6 chú ý tả người, kể việc, kể những cảm xúc trong tâm hồn mình.
2.Kĩ năng:
- Luyện tập viết bài văn và đoạn văn.
3.Thái độ:
 - Có thể tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân để có phương hướng phấn đấu phát huy ưu điểm và sửa chữa khuyết điểm.
 * GV chép đề lên bảng.
* ĐỂ : Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ trong thời thơ ấu của em.	 
* HƯỚNG DẪN CHẤM:
Bài làm của HS phải đảm bảo các yêu cầu chính sau:
Yêu cầu chung :
1/ Nội dung:
-Hs cần xác định được nội dung : Kể lại một kỷ niệm đáng nhớ của chính mình . Kỷ niệm có thể là vui, là buồn; xúc động hoặc hụt hẩng... do mình tạo ra hoặc người khác đem đến cho mình. Tuy nhiện đó phải là điều gây ấn tượng sâu đậm làm người viết nhớ mãi. Kể lại kỉ niệm một cách chân thật.
2/ Hình thức:
- Thể loại: Tự sự
- Ngôi kể phải là ngôi thứ nhất. 
- Bài viết phải biết kết hợp nhiều yếu tố diễn đạt (Tự sự, miêu tả, biểu cảm ) 
- Bố cục: 3 phần rõ ràng mạch lạc, chia đoạn hợp lý, mắc không nhiều lối chính tả, diễn đạt, có sáng tạo, không dựa vào sách.
.B. Biểu điểm:
- Điểm 9-10: Bài viết đảm bảo tốt các yêu cầu trên, kỉ niệm xúc động, tạo được sự đồng cảm cho người đọc. Biết kết hợp nhiều yếu tố diễn đạt 
- Điểm 7-8: Bài viết đảm bảo khá tốt các yêu cầu trên. Biết kết hợp các yếu tố diễn đạt ở mức độ khá 
- Điểm 5-6: Bài viết có thực hiện các yêu cầu trên. Chủ yếu liệt kê các sự việc. Việc kết hợp các yếu tố diễn đạt còn lúng túng
- Điểm 3-4: Bài viết chưa đảm bảo các yêu cầu trên. Những sự việc kể lại chưa phải là kỉ niệm 
- Điểm 1-2: Bài viết quá yếu về cả nội dung và diễn đạt.


TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN KIỂM TRA 2 TIẾT 
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI I MÔN TẬP LÀM VĂN - Lớp 8 
GV: Thái Thị Phương 
 
 Tiết : 35+36 
 BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 2
 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1.Kiến thức: 
Tiếp tục ôn tập về cách viềt bài văn tự sự đã học ở các lớp dưới, có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
2.Kĩ năng:
 Luyện tập viết bài văn hoàn chỉnh, có sự liên kết các đoạn văn.
3.Thái độ:
 Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân để có phương hướng phấn đấu phát huy ưu điểm và sửa chữa khuyết điểm.
B. ĐỀ BÀI:
Hãy kể về một việc làm (hành động) với người bạn tuổi thơ khiến em vui, hạnh phúc, hoặc ân hận, dau buồn mà không thể quên .
* HƯỚNG DẪN CHẤM:
Bài làm của HS phải đảm bảo các yêu cầu chính sau:
I. Yêu cầu chung :
1/ Nội dung:
- Hs cần xác định được nội dung yêu cầu của đề : Kể lại một việc làm, (hành động) với người bạn tuổi thơ khiến em vui, hạnh phúc, hoặc ân hận, dau buồn do mình tạo ra. Chú ý, đó phải là điều gây ấn tượng sâu đậm làm người viết nhớ mãi. Kể lại một cách chân thành, tự nhiên nhưng không kém phần hấp dẫn. Tránh kể những việc làm vụn vặt, nhàm chán.
2/ Hình thức:
- Thể loại: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Ngôi kể phải là ngôi thứ nhất. 
- Bài viết phải có bố cục 3 phần rõ ràng, mạch lạc, chia đoạn hợp lý, mắc không nhiều lối chính tả, diễn đạt, có sáng tạo, không dựa vào sách giải.
- Biết kết hợp nhiều yếu tố miêu tả ngoại hình: hình dáng, diện mạo, nét mặt...của bạn để thể hiện nội tâm bên trong ; yếu tố biểu cảm: thái độ của mình đối với bạn và bạn đối với mình.
 3/ Dàn ý: 
Mở bài: Giới thiệu người bạn của mình là ai? Việc làm gì? (nêu khái quát)
Thân bài: Tập trung kể về việc làm có ích hoặc thiếu suy nghĩ. 
Nó xảy ra ở đâu, vào lúc nào? ( thời gian, không gian, hoàn cảnh...) Với người bạn tên gì? 
Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả)
Điều gì khiên em vui, hạnh phúc hoặc ân hận, đau buồn...
Kết bài: Nêu suy nghĩ về việc làm đó.
 
II. Biểu điểm:
- Điềm 9-l0: Bài viết đảm bảo tốt các yêu cầu trên, có ý nghĩa giáo dục, tạo được sự đồng cảm cho người đọc. Biết kết hợp nhiều yếu tố diễn đạt. Các đoạn liên kết chặt chẽ với nhau.
- Điểm 7-8: Bài viết đảm bảo khá tốt các yêu cầu trên. Biết kết hợp các yếu tố diễn đạt ở mức độ khá. 
- Điểm 5-6: Bài viết có thực hiện các yêu cầu trên. Chủ yếu liệt kê các sự việc. Việc kết hợp các yếu tố diễn đạt còn lúng túng . 
-Điểm 3-4: Bài viết chưa đàm bảo các yêu cầu trên. Những sự việc kề lại quá vụn vặt, sơ sài, khô khan.
 -Điềm l-2: Bài viết quá yếu vể cả nội dung và điễn đạt.

























TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI I Môn Ngữ văn (Văn học) Lớp 8
 TIẾT PPCT: 
 
 Mứcđộ

Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng

TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL

Văn học Việt Nam
-Tác giả, 
-thể loại, 
-Phương thức biểu đạt
Tình cảnh của lão Hạc
-Nội dung, - - Tác dụng của biện pháp tu từ, - Y nghĩa văn bản




Phân tích tình yêu thương mãnh liệt của bế Hồng đối với mẹ

Câu
Điểm 
Tỉ lệ
3
0,9
9 %
1
2
20%
3
0,9
9 %




1
3
30%
8
6,8 đ
68%
Văn học nước ngoài
 -Văn học nước nào.
- Nhân vật chính

- Ước vọng của nhân vật, 
-Nghệ thuật 


Em cảm nhận được gì qua nhân vật “Cô bé bán diên”;
 văn bản “Chiếc lá cuối cùng 



Câu
Điểm 
Tỉ lệ
2
0,6
6 %

2
0,6
6 %


1
2
20%


5
3,2đ
32%
Tổng hợp 









Số câu
5
1
5


1

1
13
Số điểm
1,5đ
2
1,5đ


2đ

3đ
10đ
Tỉ lệ
15%
20%
15%


20%

30%
100%
 











TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI I Môn Ngữ văn (Văn học) Lớp 8
 TIẾT PPCT * : 41

I.Trắc nghiệm: Hãy chọn một ý trả lời đúng cho mỗi câu dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu .
Câu 1: Ai là tác giả của văn bản “Tôi đi học” ?
A. Thanh Tịnh 	B. Tô Hoài	C. Ngô Tất Tố	 D. Nam Cao
Câu 2: Đoạn trích “Trong lòng mẹ” thuộc thể loại gì?
A. Tùy bút	B. Truyện ngắn	C. Hồi kí 	 D. Tiểu thuyết
Câu 3: Truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao được kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?
	A. Tự sự, miêu tả và biểu cảm.	 B. Tự sự, miêu tả 
	C. Tự sự và miêu tả và nghị luận	 D. Tự sự, nghị luận và biểu cảm
Câu 4: Theo em, vì sao nhân vật chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” được gọi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám ?
Chị là người chịu nhiều khổ cực nhất.
Là người mạnh mẽ nhất từ trước đến nay, dám đánh lại cai lệ .
Vì chị là người phụ nữ luôn nhịn nhục trước áp bức, bóc lột của bọn thực dân, phong kiến và thương chồng con.
Vì chị Dậu là một người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều đau khổ nhưng vẫn giữ được phẩm chất vô cùng cao đẹp.
Câu 5: Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn sau của Thanh Tịnh là gì? 
“ Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” 
Tô đậm vẻ đẹp của những cành hoa tươi nở giữa bầu trời quang đãng.
Nói lên nỗi nhớ da diết về ngày đến trường đầu tiên.
Cho người đọc thấy những kỉ niệm tươi sáng của tuổi học trò.
Tô đậm cảm giác trong trẻo, tươi sáng của nhân vật “Tôi” trong buổi đến trường đầu tiên.
Câu 6: Ý nghĩa văn bản “Lão Hạc” thể hiện điều gì?
Phẩm giá của người nông dân không thể bị hoen ố cho dù phải sống trong cảnh khốn cùng.
Lên án bộ mặt tàn ác bất nhân của xã hội thực dân phong kiến.
Thể hiện tình thương yêu đối với những con người bất hạnh.
Sự thông cảm sâu sắc của tác giả đối với những con người nghèo khổ, tầng lớp dưới của xã hội.
Câu 7: Nhà văn An-đéc- xen ở nước nào?
A. Mĩ 	 B. Đan Mạch 	 C. Tây Ban Nha	 D. Cư-rơ-gư-xtan
Câu 8: Ai là nhân vật chính trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” ?
A. Cụ Bơ-men và Giôn xi	B. Cụ Bơ-men	 
 C. Bác sĩ và xiu-đi	 D. Cụ Bơ-men và Xiu-đi
Câu 9: Em có nhận xét như thế nào về những ước vọng của Đôn ki-hô-tê?
A. Chính đáng và tốt đẹp.	B.Ngớ ngẫn và điên rồ.
C. Tầm thường và lố bịch.	D. Hão huyền và thiển cận
Câu 10: Đâu là nghệ thuật chính tạo nên sức hấp dẫn cho truyện “Chiếc lá cuối cùng”?
 A. Hình ảnh tương phản đối lập. 	 B. So sánh đối chiếu.
 C. xây dựng cặp nhân vật tương phản.	 D. Đảo ngược tình huống hai lần. 
II. Tự luận:
Câu 1: Tình cảnh của lão Hạc được thể hiện trong văn bản cùng tên của Nam cao như thế nào? (2 điểm)
Câu 2: Em cảm nhận được gì qua nhân vật “Cô bé bán diêm” ? (2 điểm)
Câu 3: Phân tích tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng đối với mẹ?	 
 (3 điểm)
 ........Hết....


TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI I Môn Ngữ văn (Văn học) Lớp 8
 TIẾT PPCT ** : 41

I.Trắc nghiệm: (3 điểm)
Hãy chọn một ý trả lời đúng cho mỗi câu dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu .
Câu 1: Ai là tác giả của văn bản “Trong lòng mẹ” ?
A. Thanh Tịnh 	B. Tô Hoài	C. Nguyên Hồng 	 D. Nam Cao
Câu 2: Văn bản “Lão Hạc ” thuộc thể loại gì ?
A. Tùy bút	B. Truyện ngắn	 C. Hồi kí D. Tiểu thuyết
Câu 3: Truyện ngắn “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo phương thức biểu chính nào?
A. Biểu cảm	 B. Miêu tả 	 C. Tự sự 	 D. Nghị luận
Câu 4: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dụng của đoạn trích “Trong lòng mẹ”?
A. Trình bày nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng.
B. Trình bày tâm địa độc ác của bà cô.
C. Trình bày niềm vui và hạnh phúc của bé Hồng khi được gặp mẹ.
D. Trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng.
Câu 5: Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn sau của Thanh Tịnh là gì? 
“ Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” 
A.Tô đậm vẻ đẹp của những cành hoa tươi nở giữa bầu trời quang đãng.
Nói lên nỗi nhớ da diết về ngày đến trường đầu tiên.
Tô đậm cảm giác trong trẻo, tươi sáng của nhân vật “Tôi” trong buổi đến trường đầu tiên.
Giúp người đọc hình dung được những kỉ niệm tươi sáng của tuổi học trò.
Câu 6: Ý nghĩa văn bản “Lão Hạc” thể hiện điều gì?
Lên án bộ măt tàn ác bất nhân của xã hội thực dân phong kiến.
Thể hiện tình thương yêu đối với những con người bất hạnh.
Sự thông cảm sâu sắc của tác giả đối với những con người nghèo khổ, tầng lớp dưới của xã hội.
Phẩm giá của người nông dân không thể bị hoen ố cho dù phải sống trong cảnh khốn cùng.
Câu 7: Nhà văn Ai-ma-tốp ở nước nào?
A. Mĩ 	 B. Đan Mạch 	 C. Tây Ban Nha D. Cư-rơ-gư-xtan
Câu 8: Nhân vật chính trong văn bản “Hai cây phong là ai?
A. Người họa sĩ B. Thầy Đuy-sen	 
C. Hai cây phong	 D. An-tư -nai
Câu 9: Em có nhận xét như thế nào về những ước vọng của Đôn ki-hô-tê?
A. Ngớ ngẫn và điên rồ. B. Chính đáng và tốt đẹp. 
C. Tầm thường và lố bịch.	D. Hão huyền, thiển cận
Câu 10: Đâu là nghệ thuật chính tạo nên sức hấp dẫn cho truyện “Cô bé bán diêm” ?
A. Hình ảnh tương phản đối lập. 	 B. So sánh đối chiếu.
 C. xây dựng cặp nhân vật tương phản.	 D. Đảo ngược tình huống hai lần. 
II. Tự luận:
Câu 1: Tình cảnh của lão Hạc được thể hiện trong văn bản cùng tên của tác giả Nam Cao như thế nào? (2 điểm)
Câu 2: Em cảm nhận được gì qua văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen-ri ? (2 điểm)
Câu 3: Phân tích tình yêu thương mãnh liệt của bế Hồng đối với mẹ? (3 điểm)	
 ........Hết.......

File đính kèm:

  • docDe kiem tra ngu van 8 co ma tran.doc