Kiểm tra 45' học kì II – Môn Sinh học lớp 7

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 45' học kì II – Môn Sinh học lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HK II – MÔN SINH HỌC 7
	THỜI GIAN: 45’
I.Trắc nghiệm(4đ):Hãy đánh dấu vào câu trả lời đúng nhất):
Câu 1: Eách hô hấp bằng:
a. Da. b. Phổi. c. Mang. d. Cả a và b đều đúng.
Câu 2:Điều nào sau đây không đúng với ếch:
a. Động vật biến nhiệt. c.Thuộc lớp lưỡng cư.
b.Đẻ trứng, thụ tinh trong. d.Chi sau có màng bơi.
Câu 3:Hằng ngày ếch sống quanh vực nước vì:
a. Dễ tránh được kẻ thù tấn công. c. Tìm kiếm thức ăn dễ dàng
b. Có lợi cho việc hô hấp qua da. d. Cả a,b,c đều đúng.
Câu 4: Đặc điểm cấu tạo ngoài nào sau đây giúp ếch thich nghi với đởi sống ở nước:
a. Các chi sau có màng bơi.	c. Da phủ chất nhầy dễ thấm khí.	
b. Đầu dẹp, gắn liền với thân thành một khối. 	d. Cả a,b,c đều đúng.
Câu 5: Lớp lưỡng cư có:
a. Lưỡng cư có đuôi.	c.Lưỡng cư không chân
b. Lưỡng cư không đuôi.	d. Cả a,b,c đều đúng
Câu 6:Điều nào sau đây là không đúng đối với thằn lằn bóng đuôi dài:
a. Động vật biến nhiệt.	c. Trú đông trong các hang đất khô.
b. Thở bằng da và phổi.	d. Da khô có vẩy sừng bao bọc.
Câu 7:Hệ tuần hoàn của thằn lằn:
a.Có 2 vòng tuần hoàn.	c. tâm thất có 1 vách hụt.
b.Tim có 3 ngăn.	D.Cả a,b,c đều đúng.
Câu 8:Phổi của thằn lằn hoàn chỉnh hơn so với phổi ếch là do:
a. Có nhiều vách ngăn.	c.Diện tích trao đổi khí gia tăng.
b.Có nhiều mao mạch bao quanh.	d.Cả a,b,c đều đúng.
Câu 9:Lớp bò sát hiện nay có các bộ phổ biến là:
a. Bộ có vảy và bộ cá sấu.	c. Bộ cá sấu và bộ rùa.
b. Bộ có vảy, bộ cá sấu và bộ rùa.	d. Bộ có vảy, bộ cá sấu, bọ rùa và bộ đầu mỏ.
Câu 10:Lông vũ của chim có tác dụng:
a. bảo vệ. b. Chống rét.	c.Làm cho thân chim nhẹ. d. Cả a,b,c đúng
Câu 11:Tim của bồ câu có:
a. 2 ngăn.	b.3 ngăn	c. 4 ngăn. d. 3 ngăn và 1 vách hụt.
Câu 12:Chi trước của thỏ ngắn, có vuốt dùng để:
a. Đào hang.	b. Bật nhảy xa.	c. Chạy. d. Cả b và c đúng
Câu 13: Ở thỏ, trứng thụ tinh trong và phát triển thành phôi ở:
a. Tử cung.	B.Thành tử cung.	c. Oáng dẫn trứng. d. Cả a,b,c sai.
Câu 14:Ở thỏ, diện tích trao đổi khí tăng do phổi có nhiều:
a. Phế quản.	b.Phế nang.	c. Phế bào. d. Cả a,b,c đều sai.
Câu 15:Hệ hô hấp ở thỏ gồm:
a. Khí quản.	b. Phế quản.	c. Phổi. d.Cả a,b,c đúng.
Câu 16:Tim ở thỏ:
a. 2 ngăn.	b. 3 ngăn.	c.4 ngăn. d.Cả a,b,c sai.
II. Tự luận:(6đ)
Câu 1: Giải thích sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính?(2đ)
Câu 2: Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới Động Vật?(1,5đ)
Câu 3: Các biện pháp cần thiết để duy trì đa dạng sinh học? Nhiệm vụ của học sinh trong việc bảo vệ đa dạng sinh học?(1,5đ)
Câu 4:Thế nào là động vật quý hiếm?(1đ)
Đáp án môn sinh 7 HK II
Năm học 2007 – 2008
I. Trắc nghiệm:
1d, 2b, 3b, 4d, 5d, 6b, 7d, 8d, 9b, 10d, 11c, 12a, 13a, 14b, 15d, 16c
II. Tự luận:
Câu 1: Sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính thể hiện:
_ Từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong
_ Từ đẻ nhiều trứng đến đẻ ít trứng đến đẻ con.
_ Phôi phát triển có biến thái đến phát triển trực tiếp không nhau thai đến phát triển trực tiếp có nhau thai
_ Con non không được nuôi dưỡng đến được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, được học tập thích nghi với cuộc sống.
Câu 2: Cây phát sinh là 1 sơ đồ hình cây phát ra những nhánh từ một gốc chung. Các nhánh ấy lại phát ra những nhánh nhỏ hơn từ những gốc khác nhau và tận cùng bằng một nhóm động vật. Kích thước của các nhánh trên cây phát sinh càng lớn bao nhiêu thì số loài của nhánh đó càng lớn bấy nhiêu. Các` nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn.
Câu 3:Để bảo vệ đa dạng sinh học cần:
_ Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi.
_ Thuần hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học.
(Hoc sinh nêu mỗi ý được 0,25 điểm)
Câu 4: Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về: thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu và là những động vật sống trong thiên nhiên trong vòng 10 năm trở lại đây đang có số lượng giảm sút.

File đính kèm:

  • docDe thi hoc ky II SINH 7.doc