Kiểm tra 45' Lớp 8 Môn : Tiếng Việt
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 45' Lớp 8 Môn : Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ tên………………. Kiểm tra 45' Lớp…. Môn : Tiếng việt Điểm Lời phê của thầy cô I. Đề bài Phần: Trắc nghiệm. * Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. " Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy , và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ... Một hôm, tôi phàn nàn chuyện ấy với Binh Tư... Hắn bĩu môi và bảo tôi rằng: - Lão làm bộ đấy! Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: lão vừa xin tôi một ít bả chó... Hỡi ơi Lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết...." Câu 1 . Cách nói của Binh Tư nhận xét về Lão Hạc : "nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu" là cách nói có sử dụng biện pháp tu từ: A. Nói quá. B. Nói giảm, nói tránh. C. Không sử dụng biện pháp tu từ . Câu 2. Dấu ngoặc kép trong đoạn văn trên có công dụng gì ? A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai. C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san ... được dẫn. Câu 3. Thán từ " Hỡi ơi" thuộc loại: A. Thán từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm. B. Thán từ gọi - đáp. Câu 4. Thế nào là trường từ vựng ? A. Là tập hợp tất cả các từ có có chung cách phát âm. B. Là tập hợp tất cả các từ cùng loại ( danh từ, động từ... ) C. Là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa. D. Là tập hợp tất cả những từ có chung nguồn gốc ( thuần Việt, Hán Việt ...) Câu 5. Tìm mối quan hệ giữa các vế của hai câu ghép sau : “Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng.” và “Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: lão vừa xin tôi một ít bả chó ...” Câu 1 .................................................................................................................. Câu 2 .................................................................................................................. Câu 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm sau: a …………. là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô tính chất của sự vật, hiện tượng b.Câu ghép là những câu do………………………………………không bao chứa nhau tạo thành. Phần: Tự luận. Câu 7: Sưu tầm một số câu thơ hoặc ca dao có dùng biện pháp tu từ nói quá, nói giảm, nói tránh. Câu 8: Hãy viết một đoạn văn khoảng 7 câu có dùng ít nhất 1 câu ghép, 1 tình thái từ, 1 thán từ
File đính kèm:
- De KT TV 45NV 8.doc