Kiểm tra 45 phút Hóa lớp 8 tiết 25
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 45 phút Hóa lớp 8 tiết 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra 45 phút Họ và tên: Lớp: 8A I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C và D câu đúng. Câu 1: Câu khẳng định sau gồm hai ý: “Trong phản ứng hoá học chỉ diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử, nên tổng khối lượng các chất phản ứng được bảo toàn”. A. ý 1 đúng, ý 2 sai. B. Cả 2 ý đều đúng, ý 1 giải thích cho ý 2. C. ý 1 sai, ý 2 đúng. D. Cả 2 ý đều sai. Câu 2: Khi quan sát một hiện tượng, dựa vào đâu em có thể dự đoán có phản ứng xảy ra? A. Nhiệt độ phản ứng. B. Tốc độ phản ứng C. Chất mới sinh ra. D. Tất cả đều sai. Câu 3: Cho sơ đồ: ?Fe + ?O2 - Fe3O4 . Hệ số thích hợp cần điền là: A. 2 và 3 B. 3 và 4 C. 3 và 2 D. 3 và 3 Câu 4: Cho 11,2 g sắt Fe tác dụng với dung dịch axit clohiđric HCl tạo ra 25,4 g sắt (II) clorua FeCl2 và 0,4 g khí hiđro H2. Khối lượng axit clohiđric HCl đã dùng là: A. 14,8 g B. 15 g C. 14,6 g D. 26 g II. Tự luận (7 điểm) Câu 9: Khi nung 200 kg đá vôi (thành phần chính là canxi cacbonat CaCO3) thu được 134 kg canxi oxit CaO và khí cacbon đioxit CO2 theo phản ứng sau: Canxi cacbonat à Canxioxit + cacbon đioxit a) Viết công thức khối lượng của phản ứng xảy ra khi nung nóng đá vôi. .................................................................................................................................... b) Tính khối lượng khí cacbon đioxit CO2. ........................................................................................................................................................................................................................................................................ Câu 10: Lập phương trình hoá học cho các sơ đồ phản ứng sau a) K + O2 ---- K2O b) Cu + O2 ---- CuO c) Al + AgNO3 ---- Al(NO3)3 + Ag d) NaOH + FeCl3 ---- Fe(OH)3 + NaCl Câu 11: Biết rằng metan (C2H4) cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi O2, sinh ra khí cacbon đi oxit CO2 và nước H2O. a) Lập phương trình hoá học của phản ứng. b) Cho biết tỷ lệ số nguyên tử, số phân tử của hai cặp chất bất kì. Kiểm tra 45 phút Họ và tên: Lớp: 8B I. Trắc nghiệm khách quan (2 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C và D câu đúng. Câu 1: Phương trình hoá học nào viết đúng? A. 2Al + HCl -> AlCl3 + H2 B. Al + 6HCl -> 2AlCl3 + 3H2 C. 2Al + 3HCl -> 2AlCl3 + 3H2 D. 2Al + 6HCl -> 2AlCl3 + 3H2 Câu 2: Câu khẳng định sau gồm hai ý: “Trong phản ứng hoá học chỉ diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử, nên tổng khối lượng các chất phản ứng được bảo toàn”. A. ý 1 đúng, ý 2 sai. B. Cả 2 ý đều đúng, ý 1 giải thích cho ý 2. C. ý 1 sai, ý 2 đúng. D. Cả 2 ý đều sai. Câu 3: Khi đốt nến có sự biến đổi sau: a) Nến chảy lỏng thấm vào bấc. b) Nến lỏng chuyển thành hơi. c) Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước. Trong các giai đoạn trên giai đoạn nào có xảy ra sự biến đổi vật lý? A. a, c B. a, b C. c, b D. c Câu 4: Trong các cách phát biểu về định luật bảo toàn khối lượng như sau, cách phát biểu nào đúng? A. Tổng sản phẩm các chất bằng tổng chất rham gia. B. Trong một phản ứng, tổng số phân tử chất tham gia bằng tổng số phân tử chất tạo thành. C. Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. D. Không phát biểu nào đúng. II. Tự luận (8 điểm) Câu 9: Khi nung 280 kg magie cacbonat MgCO3 thu được 215 kg magie oxit MgO và khí cacbon đioxit CO2 theo sơ đồ: Magie cacbonat -> magie oxit + cacbon đioxit a) Viết công thức khối lượng của phản ứng xảy ra khi nung nóng magie cacbonat .................................................................................................................................... b) Tính khối lượng khí cacbon đioxit CO2. ........................................................................................................................................................................................................................................................................ Câu 10: Lập phương trình hoá học cho các sơ đồ phản ứng sau a) Na + O2 ---- Na2O b) Al + Cl2 ---- AlCl3 c) Cu + AgNO3 ---- Cu(NO3)2 + Ag d) KOH + FeCl3 ---- Fe(OH)3 + KCl Câu 11: Biết rằng etan (C2H4) cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi O2, sinh ra cacbon đi oxit CO2 và nước H2O. a) Lập phương trình hoá học của phản ứng. b) Cho biết tỷ lệ số nguyên tử, số phân tử của hai cặp chất bất kì. Kiểm tra 45 phút Họ và tên: Lớp: 8C I. Trắc nghiệm khách quan (2 điểm ) Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C và D câu đúng. Câu 1: Trong các cách phát biểu về định luật bảo toàn khối lượng như sau, cách phát biểu nào đúng? A. Tổng sản phẩm các chất bằng tổng chất rham gia. B. Trong một phản ứng, tổng số phân tử chất tham gia bằng tổng số phân tử chất tạo thành. C. Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. D. Không phát biểu nào đúng. Câu 2: Khi đốt nến có sự biến đổi sau: a) Nến chảy lỏng thấm vào bấc. b) Nến lỏng chuyển thành hơi. c) Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước. Trong các giai đoạn trên giai đoạn nào có xảy ra sự biến đổi vật lý? A. a, c B. a, b C. c, b D. c Câu 3: Cho sơ đồ phản ứng sau: Al + H2SO4 ------> Alx(SO4)y + H2 Hãy chọn x, y bằng chỉ số thích hợp để lập được phương trình hoá học trên? A. x = 2, y = 1 B. x = 3, y = 4 C. x= 2, y = 3 D. x= 4, y = 3 Câu 4: Cho các hiện tượng: a) Sự kết tinh của muối b) Về mùa hè thức ăn hay bị ôi, thiu. c) Mực hoà tan vào nước. d) Cho vôi sống hoà tan vào nước. e) Khi đốt nóng một lá sắt thì thấy khối lượng tăng lên. Hiện tượng hoá học là: A. b, d, e B. a, b, e C. c, b, e D. a, c, e II. Tự luận (8điểm) Câu 5: Khi nung 350 kg đá vôi (canxi cacbonat CaCO3) thu được 112 kg canxi oxit CaO và 88 kg khí cacbon đioxit CO2. a) Viết công thức khối lượng của phản ứng xảy ra khi nung nóng canxi cacbonat .................................................................................................................................... b) Tính hiệu suất phản ứng nung vôi. ............................................................................................................................................................................................................................................................................. Câu 6: Lập phương trình hoá học cho các sơ đồ phản ứng sau a) Li + O2 ---- Li2O b) Fe + Cl2 ---- FeCl3 c) Mg + AgNO3 ---- Mg(NO3)2 + Ag d) KOH + FeCl3 ---- Fe(OH)3 + KCl Câu 7: Biết rằng rượu etylic (C2H6 O) cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi O2, sinh ra cacbon đi oxit CO2 và nước H2O. a) Lập phương trình hoá học của phản ứng. b) Cho biết tỷ lệ số nguyên tử, số phân tử của hai cặp chất bất kì.
File đính kèm:
- Kiem tra tiet 25.doc