Kiểm tra 45 phút học kì II Vật lý 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 45 phút học kì II Vật lý 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1) Chọn câu trả lời đúng. Tại sao các đường dây tải điện và dây điện thoại không bao giờ được kéo căng giữa các cột điện mà luôn luôn được mắc trùng xuống? A. Vì vào ban đêm, nhiệt độ giảm xuống, dây sẽ dãn ra và bị đứt. B. Vì vào ban ngày, nhiệt độ nóng lên dây sẽ co lại và bị đứt. C. Vì vào ban đêm, nhiệt độ giảm xuống, dây sẽ co lại và bị đứt. D. Vì vào ban ngày, nhiệt độ nóng lên dây sẽ dãn ra và bị đứt 2) Hãy chọn câu trả lời đúng. Khi chiều dài của vật rắn tăng lên sẽ ảnh hưởng đến yếu tố nào? A. Khối lượng và trọng lượng của vật. B. Thể tích và trọng lượng riêng của vật. C. Thể tích và khối lượng của vật. D. Khối lượng và khối lượng riêng của vật. 3)Chọn câu trả lời đúng nhất. Dùng một cây thước bằng kim loại (bằng nhôm) để đo chiều dài của một cạnh một chiếc bàn gỗ. Khi nhiệt độ môi trường tăng lên. Hỏi kết quả đo sẽ thay đổi như thế nào so với khi đo ở nhiệt độ ban đầu? A. Không bằng. B. Nhỏ hơn. C. Không thay đổi. D. Lớn hơn. 4)Một vật hình trụ được làm bằng nhôm. Làm lạnh vật bằng cách nhúng vật vào chậu nước đá thì A. chiều cao hình trụ tăng. B. khối lượng riêng của vật tăng. C. trọng lượng riêng của vật giảm. D. khối lượng của vật giảm 5)Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con lăn. Hãy giải thích cách làm đó? A. Để dễ dàng tu sửa cầu. C. Vì tất cả các lí do đưa ra. B. Để tạo thẩm mỹ. D. Để tránh tác hại của sự giãn nở vì nhiệt. 6) Một hình hộp chữ nhật được làm bằng sắt. Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì: Chọn phương án đúng. A. Chiều cao, chiều rộng và chiều dài không thay đổi. C. Chỉ có chiều cao tăng. B. Chỉ có chiều dài chiều rộng tăng. D. Chiều dài, rộng và chiều cao tăng. 7)Khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật rắn tăng vì: A. Khối lượng của vật tăng. C. Khối lượng của vật tăng đồng thời thể tích của vật giảm. B. Thể tích của vật giảm. D. Thể tích của vật tăng. 8) Chọn câu trả lời đúng. Khoét một lỗ tròn trên thanh thước nhôm sao cho khi ghép lại thì mảnh khoét này khít với lỗ tròn đó. Khi nhiệt độ thanh thước tăng lên, để mảnh khoét vẫn còn khít với lỗ tròn trên thước thì: A. Nhiệt độ của thanh ghép này phải nhỏ hơn nhiệt độ tăng của thanh thước. B. Nhiệt độ của thanh ghép này phải bằng với nhiệt độ tăng của thanh thước. C. Nhiệt độ của mảnh ghép này phải lớn hơn nhiệt độ tăng của thanh thước. D. Giữ nguyên nhiệt độ ban đầu của mảnh ghép. 9) Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật? A. Cả ba hiện tượng đều không xảy ra. C. Trọng lượng riêng của vật tăng. B. Trọng lượng riêng của vật giảm. D. Trọng lượng của vật tăng. 10) Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống cho đúng ý nghĩa vật lí. Độ dài của thanh ray đường sắt sẽ .... khi nhiệt độ tăng. A. nóng lên. B. tăng. C. giảm. D. lạnh đi 11)Chọn câu trả lời đúng nhất. Sự nở vì nhiệt của các vật rắn theo thể tích được gọi là: A. Sự nở thể tích. B. Sự nở chiều dài. C. Sự nở dài. D. Sự nở khối. 12)Hãy dự đoán chiều cao của một chiếc cột bằng sắt sau mỗi năm. A. Không có gì thay đổi. B. Ngắn lại sau mỗi năm do bị không khí ăn mòn. C. Vào mùa đông cột sắt dài ra và vào mùa hè cột sắt ngắn lại. D. Vào mùa hè cột sắt dài ra và vào mùa đông cột sắt ngắn lại. 13)Tại sao đổ nước nóng vào cốc bằng thủy tinh chịu lửa, thì cốc không bị vỡ, còn đổ nước vào cốc thủy tinh thường thì cốc dễ bị vỡ? A. Do thủy tinh thường dày hơn thủy tinh chịu lửa. B. Do độ nở dài của thủy tinh chịu lửa lớn hơn độ nở dài của thủy tinh thường. C. Do độ nở dài của thủy tinh chịu lửa nhỏ hơn độ nở dài của thủy tinh thường. D. Do thủy tinh thường chất lượng kém hơn thủy tinh chịu lửa. 14)Hơ nóng chiếc vòng kim loại trên ngọn lửa đèn cồn. Sau một thời gian hiện tượng gì xảy ra? A. Khối lượng của chiếc vòng tăng. C. Trọng lượng của chiếc vòng tăng. B. Thể tích của chiếc vòng tăng. D. Cả trọng lượng và thể tích của chiếc vòng đều tăng. 15) Chọn câu trả lời đúng nhất. Người ta sử dụng hai cây thước khác nhau để đo chiều dài. Một cây thước bằng nhôm và một cây thước làm bằng đồng. Nếu nhiệt độ tăng lên thì dùng hai cây thước để đo thì cây thước nào sẽ cho kết quả chính xác hơn? A. Cả hai cây thước đều cho kết quả chính xác như nhau. C. Cây thước làm bằng nhôm. B. Các phương án đưa ra đều sai. D. Cây thước làm bằng đồng. 16) Chọn câu phát biểu sai. A. Chất lỏng nở ra khi nóng lên. B. Độ giãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là như nhau. C. Chất lỏng co lại khi lạnh đi. D. Khi nhiệt độ thay đổi thì thể tích chất lỏng thay đổi. 17) Chọn câu trả lời đúng. Khi tăng nhiệt độ từ 00C đến 40C thì thể tích nước .... Chọn câu trả lời đúng A. Không thay đổi. B. Không câu nào đúng C. Giảm đi. D. Tăng lên. 18) Hai bình A và B giống, cùng chứa đầy chất lỏng. Ban đầu nhiệt độ của chất lỏng trong hai bình là như nhau. Đặt hai bình vào trong cùng một chậu nước nóng thì thấy mực nước trong bình A dâng cao hơn bình B. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về các chất lỏng chứa trong hai bình? A. Hai bình A và B chứa cùng một loại chất lỏng. B. Hai bình A và B chứa hai loại chất lỏng khác nhau. C. Chất lỏng ở hai bình giống nhau nhưng nhiệt độ của chúng khác nhau. D. Chất lỏng ở hai bình khác nhau, nhiệt độ của chúng khác nhau. 19) Chọn câu trả lời đúng. Người ta sử dụng một bình thủy tinh để đựng chất lỏng. Ở nhiệt độ phòng, chất lỏng được chứa vừa đủ trong bình, hỏi khi nhiệt độ tăng, bình có chứa hết chất lỏng đó không? Giải thích vì sao? Chọn câu trả lời đúng A. Không chứa hết vì khi nhiệt độ tăng, thể tích bình giảm xuống. B. Vẫn chứa hết vì khi nhiệt độ tăng, thể tích bình và thể tích chất lỏng đều không tăng. C. Vẫn chứa hết vì khi nhiệt độ tăng, thể tích bình và thể tích chất lỏng đều tăng như nhau. D. Không chứa hết vì khi nhiệt độ tăng, thể tích chất lỏng tăng nhiều hơn độ tăng thể tích bình chứa. 20) Khi nhiệt độ 4oC một lượng nước xác định sẽ có: Chọn câu trả lời đúng A. Khối lượng nhỏ nhất. B. Thể tích lớn nhất. C. Trọng lượng lớn nhất. D. Trọng lượng riêng lớn nhất
File đính kèm:
- KT 1 Tiet HK2 Ly 6 rat hay.doc