Kiểm tra 45 phút- Lớp 11 cơ sở

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 45 phút- Lớp 11 cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra 45 phút- Lớp 11 CS
Câu 1: Thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột từng đợt có ý nghĩa gì? Trình bày cơ chế của hiện tượng trên.
Câu 2: Vẽ sơ đồ điều hòa nồng độ glucôzơ và huyết áp? 
Câu 3: Nguyên nhân nào giúp cho hoạt động trao đổi khí của cá xương đạt hiệu quả cao trong môi trường nước?
Câu 4: Vì sao người ta có thể thở bình thường ngay cả khi không hề suy nghĩ gì (kể cả khi ngủ)?
Câu 5: Vì sao chim là động vật hô hấp hiệu quả nhất trên cạn.
Câu 6: Hãy nêu chiều hướng tiến hoá của các hình thức cảm ứng ở động vật?
Câu 7: Sự lan truyền xung thần kinh trong sợi thần kinh khác trong cung phản xạ như thế nào?
Câu 8: Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi?
Câu 9: Vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ đồ thị biểu diễn huyết áp, vận tốc máu và tiết diện mạch. Giải thích mối liên quan giữa 3 đại lượng trên?
Câu 10: Vì sao trâu, bò ăn cỏ nghèo protein nhưng vẫn sinh trưởng phát triển bình thường?
Kiểm tra 45 phút-Lớp 11CS
Câu 1: Thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột từng đợt có ý nghĩa gì? Trình bày cơ chế của hiện tượng trên.
Câu 2: Vẽ sơ đồ điều hòa nồng độ glucôzơ và prôtêin huyết tương?
Câu 3: Nguyên nhân nào giúp cho hoạt động trao đổi khí của cá xương đạt hiệu quả cao trong môi trường nước?
Câu 4: Vì sao người ta có thể thở bình thường ngay cả khi không hề suy nghĩ gì (kể cả khi ngủ)?
Câu 5: Vì sao chim là động vật hô hấp hiệu quả nhất trên cạn.
Câu 6: Hãy nêu chiều hướng tiến hoá của các hình thức cảm ứng ở động vật?
Câu 7: Sự lan truyền xung thần kinh trong sợi thần kinh khác trong cung phản xạ như thế nào?
Câu 8: Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi?
Câu 9: Vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ đồ thị biểu diễn huyết áp, vận tốc máu và tiết diện mạch. Giải thích mối liên quan giữa 3 đại lượng trên?
Câu 10: Vì sao trâu, bò ăn cỏ nghèo protein nhưng vẫn sinh trưởng phát triển bình thường?
Đáp án đề KT 45 phút Sinh lý ĐV
Câu 
Ý
Nội dung trả lời
Điểm
1
1
- Ý nghĩa thức ăn từ dạ dày xuống ruột từng đợt:
 + Trung hòa lượng axít trong thức ăn từ dạ dày xuống ít một tạo môi trường cho enzim trong ruột ( Vì ở ruột có NaHCO3 từ tụy và ruột tiết ra)
+ Để các enzim từ tụy và ruột tiết ra đủ để tiêu hóa lượng thức ăn đó
+ Đủ thời gian hấp thụ các chất dinh dưỡng.
0,25
0,25
0,25
2
- Cơ chế đóng mở môn vị:
+ Sự co bóp của dạ dày với áp lực ngày càng tăng làm mở cơ vòng
+ Phản xạ co thắt cơ vòng môn vị do môi trường ở tá tràng bị thay đổi khi thức ăn từ dạ dày dồn xuống ( từ kiềm sang axit)
0,25
0,25
2
1
- Sơ đồ điều hòa đường: 
Đường tăng (giảm) → thụ quan áp lực mạch máu đến gan và tụy→ tuyến tụy → Ínsulin (glucagon) → Gan biến đổi lucozo thành gicogen dự trữ ở gan và cơ (glcozen thành gluco) → Đường trở về bình thường → liên hệ ngược đến thụ quan ở mạch máu
0,5
2 
- Sơ đồ điều hòa huyết áp:
HA tăng (giảm) → thụ quan áp lực mạch máu ở cung ĐMC và xoang ĐMC → hành tủy - dây phó giao cảm (dây giao cảm) → tim giảm nhịp và mạch dãn ra ( tim tăng nhịp, mạch co lại) → HA trở về bình thường → liên hệ ngược đến thụ quan ở mạch máu
0,5
3
1
2
3
4
Nguyên nhân giúp cá xương hô hấp hiệu quả vì cá:
- Có 4đặc điểm của bề mặt hô hấp, quan trọng nhất là diện tích bề mặt rộng do các lá mang có nhiều phiến mang chứa mạng lưới mao mạch dày đặc.
- Có dòng nước chảy gần như liên tục và 1 chiều từ miệng qua mang
- Có dòng máu chảy song song và ngược chiều với dòng nước đảm bảo sự khuêch tán khí dễ dàng. 
- Sử dụng oxi tiết kiệm do là SV biến nhiệt được môi trường nước đệm đỡ 
0,25
0,25
0,25
0,25
4
1
2
3
Người ta có thể thở bình thường khi không suy nghĩ gì:
- Do trung khu hô hấp (hành tủy) có tính tự động nhờ hoạt động của lồng ngực và các cơ hô hấp.
- Khi hít vào, cơ hoành và cơ liên sườn ngoài co → phỏi căng ra , các cơ quan thụ cảm trên thành phế nang dãn ra → xung TK đến hành tủy kìm hãm trung khu hít vào, kích thích trung khu thở ra → phạ xạ thở ra.
- Khi thở ra, cơ hoành giãn và cơ liên sườn trong co → phổi xẹp → xung TK đến hành tủy kìm hãm trung khu thở ra, kícha thích trung khu hít vào → phản xạ hít vào.
0,5
0,25
0,25
5
1
2
3
4
Chim là động vật trên cạn hô hấp hiệu quả vì:
- Phổi gồm hệ thống ống khí dày đặc tạo bề mặt trao đổi khí rộng.
- Có sự thông khí liên tục kể cả khi đậu và khi bay → nhờ sự co dãn của hệ thống túi khí khi các cơ hô hấp co dãn. 
- Trong phổi không có khí đọng như ở phổi thú 
- Nhờ có hệ thống túi khí trước và sau nên khi hít vào và thở ra đều có không khí giàu oxi qua phổi.
0,25
025
0,25
0,25
6 
1
2
Chiều hướng tiến hóa của các hình thức cảm ưng:
- Tiến hóa về cơ quan thực hiện cảm ứng: Hệ thần kinh
+ Từ chưa có HTK → HTK dạng lưới → HTK dạng chuỗi hạch → HTK dạng ống
+ Từ số lượng tế bào thần kinh ít → số lượng tế bào thần kinh nhiều .
- Tiến hóa về mức độ cảm ứng:
+ Từ chưa chính xác, phản ứng chậm → chính xác, phản ứng nhanh nhạy hơn
+ Từ tốn năng lượng → tiết kiệm năng lượng hơn.
0,25
0,25
0,25
0,25
7
1
2
Sự lan truyền xung TK trong sợi TK khác trong cung phản xạ:
- Truyền xung trong sợi TK: thông tin ở dạng xung điện, được truyền đi theo 2 chiều ( kể từ nơi kích thích), tốc độ truyền xung nhanh hơn
- Truyền xung trong cung phản xạ: thông tin được truyền đi dưới dạng tin điện - tin hóa học – tin điện, truyền theo 1 chiều, tốc độ truyền xung chậm hơn
0,5
0,5
8
1
2
3
Tim hoạt động suốt đời không mệt:
- Tim hoạt động theo chu kì nhịp nhàng, mỗi chu ki 0,8 giây, xen kẽ làm việc và nghỉ ngơi
- Thời gian nghỉ của tâm nhĩ 0,7s, tâm thất 0,5s nhiều hơn thời gian làm việc tâm nhĩ 0,1s, tâm thất 0,3s.
- Thời gian nghỉ đề cơ tim phục hồi và được nuôi dưỡng nhờ máu giàu oxi của hệ mạch vành tim
0,25
0,25
0,5
9
1
2
- Vẽ đồ thị biểu diễn huyết áp, vận tốc máu, tiết diện mạch ( hình 19.3 trang 77 SGK 11 NC)
- Giải thích liên quan:
+ Máu chảy nhanh nhất trong động mạch do tổng tiết diện nhỏ nhất và chênh lệch huyết áp giữa 2 đầu đoạn mạch lớn
+ Máu chảy chậm nhất ở mao mạch do tổng tiết diện lớn nhất và chênh lệch huyết áp nhỏ hon
+ Ở tĩnh mạch máu chảy nhanh hơn ĐM do tổng tiết diện lớn hơn so với ĐM
0,25
0,25
0,25
0,25
10
Trâu bò ăn cỏ nghèo protein nhưng vẫn phát triển …Vì:
+ Khối lượng thức ăn hàng ngày lớn
+ Có sự biến đổi sinh học với sự tham gia của hệ VSV biến đổi xenlulo → gluco → chất béo, prtein…
+ Hệ VSV phát triển sẽ là nguồn bổ sung prtein cho cơ 
thể. 
0,25
0,25
0,25

File đính kèm:

  • dockiem tra 45 phut SLDV 11.doc