Kiểm tra: 45 phút môn : Ngữ Văn 8 (đề Chẵn) Trường THCS Kiên Lương2

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra: 45 phút môn : Ngữ Văn 8 (đề Chẵn) Trường THCS Kiên Lương2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS KIÊNLƯƠNG2
LỚP………………………………………
HỌ VÀ TÊN:………………………………
KIỂM TRA: 45 PHÚT
MÔN : Ngữ Văn 8 (Đề chẵn)

I. TRẮC NGHIỆM : (4đ)
 Câu 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái a, b, c . . . đứng trước câu trả lời đúng :
1. Nhận xét nào nói đúng nhất ý nghĩa của việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong “ Nhớ rừng” ?
a. Để làm nổi bật hình ảnh con hổ	b. Để gây ấn tượng đối với người đọc
c. Để làm nổi bật tình cảm và tâm trạng của con hổ
d. Để thể hiện tình cảm của tác giả đối với con hổ
2. Nhận định nào nói đúng nhất hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua bài thơ “Ngắm trăng” ?
a. Một con người có khả năng nhìn xa trông rộng	
b. Một con người có bản lĩnh cách mạng kiên cường
c. Một con người yêu thiên nhiên và luôn lạc quan
d. Một con người giàu lòng yêu thương
3. Ý nào nói đúng nhất mục đích thể “chiếu” ?
a. Giải bày tình cảm của người viết	
b. Kêu gọi cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù
c. Miêu tả phong cảnh kể sự việc	d. Ban bố mệnh lệnh của nhà vua
4. Hình ảnh nào không xuất hiện trong đoạn văn miêu tả sự ngang ngược và tội ác của giặc ?
	a. Cú diều	b. Dê chó	c. Trâu ngựa	d. Hổ đói
5. Câu nào dưới đây có ý nghĩa tương đương câu “ theo điều học mà làm “ trong “ ban luận về phép học”?
	a. Học ăn, học nói, học gói, học mở	b. ăn vóc học hay
	c. Học đi đôi với hành	d. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
6. Trong đoạn trích “ Thuế máu” Nguyễn Ái Quốc đã kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
	a. Nghị luận, tự sự, thuyết minh	b. Nghị luận, tự sự, biểu cảm, miêu tả
	c. Nghị luận, biểu cảm, miêu tả	d. Nghị luận, tự sự, miêu tả
Câu 2. Hãy nối tên tác giả ở cột A với tên tác phẩm ở cột B.
A 
Trả lời
B 
1. Đi bộ ngao du
1 - 
a. Nguyễn Trãi
2. Nước Đại Việt ta
2 -
b. Tố Hữu
3. Tức cảnh Pác Bó
3 -
c. T. Ru – xô
4. Khi con tu hú
4 -
d. Hồ Chí Minh

II. TỰ LUẬN : (6đ)
Nhân dân ta thường khuyên nhau “ Thương người như thể thương thân” hoặc “ Lá lành đùm lá rách”. Em hãy chứng minh nhân dân ta từ xưa đến nay vẫn làm theo những lời khuyên đầy tình nghĩa ấy.

TRƯỜNG THCS KIÊNLƯƠNG2
LỚP………………………………………
HỌ VÀ TÊN:………………………………
KIỂM TRA: 45 PHÚT
MÔN : Ngữ Văn 8 (Đề lẻ )

I. TRẮC NGHIỆM : (4đ)
 Câu 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái a, b, c . . . đứng trước câu trả lời đúng :
1. Mở đầu Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi nêu cao triết lí, tư tưởng nhân nghĩa. Em hiểu thế nào là nhân nghĩa ?
a. Nhân nghĩa là tình thương người	b. Nhân nghĩa là cách ứng xử giàu tình người
c. Nhân nghĩa là khái niệm đạo đức của nho giáo, nói về đạo lí, cách ứng xử và tình thương giữa người với người.
2. Trong bài Thuế Máu, Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng sáng tạo và kết hợp tài tình các phương thức biểu đạt nào?
a. Nghị luận – tự sự miêu tả	b. Nghị luận – tự sự - biểu cảm
c. Nghị luận – tự sự - miêu tả - biểu cảm
3. Nhận xét nào nói đúng nhất ý nghĩa của việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong “Nhớ rừng”
a. Để gây ấn tượng đối với người đọc	b. Để làm nổi bật tình cảm và tâm trạng con hổ
c. Để thể hiện tình cảm tác giả đối với con hổ
4. Hai nguồn thi cảm chủ yếu trong sáng tác của Vũ Đình Liên là gì?
	a. Lòng thương người và tình yêu thiên nhiên	b. Tình yêu cuộc sống và tuổi trẻ
	C. Lòng thương người và niềm hoài cổ
5. Ý nào nói đúng nhất mục đích nói của câu thơ “ Cuộc đời cách mạng thật là sang”.Trong bài thơ Tức Cảnh Pác Pó.
	a. Dùng để đánh giá cuộc đời cách mạng	
b. Dùng để bộc lộ niềm lạc quan về cuộc đời cách mạng	c. Cả ý a và b
6. Câu văn nào dưới đây phản ánh rõ nhất khát vọng xây dng một đất nước vững bền, giàu mạnh của Lý Công Uẩn và nhân dân ta ?
	a. Chỉ vì muốn đóng đô ở trung tâm, mưu toan nghịêp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu
	b. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi
	c. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh.
Câu 2. Hãy ý ở cột A với ý ở cột B sao cho phù hợp :
A 
Trả lời
B 
1. Bình Ngô Đại Cáo
1 - 
a. Tấu
2. Thiên Đô Chiếu
2 -
b. Văn nghị luận
3. Bàn lụân về phép học
3 -
c. Cáo 
4. Thuế máu
4 -
d. Chiếu 

II. TỰ LUẬN : (6đ)
Nước Đại Việt ta là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc
Hãy viết bài giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và làm sáng tỏ nội dung nhận xét trên.

ĐÁP ÁN 

I. TRẮC NGHIỆM : (4đ)
Câu 1 : (3đ) Mỗi câu đúng 0,5 điểm
1. c 	 2. c 	 	3. d	
4. c 	5. c	6. b	
Câu 2 : (1đ) Mỗi câu đúng 0,25 điểm 
1. c 	2. a 	 	3. d 	4. b
II. TỰ LUẬN (6đ)
* Mở bài : 
	- Truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam
	- Giới thiệu hia câu tục ngữ
	- Nêu luận điểm khái quát : Nhân dân ta vẫn luôn yêu thương nhau, nhất là những lúc khó khăn hoạn nạn.
* Thân Bài :
	1. Xưa kia, cuộc sống lầm than, đất nước ta bị Phpá và bè lũ tay sai xâm chiếm nhưng họ vẫn luôn nhường cơm sẻ áo cho nhau.
VD trong văn học :
	- Tác phẩm Tắt đèn (Bà lão láng giềng giúp chị Dậu bát gạo nấu cháo)
	- Tac sphẩm Lão Hạc ( ông giáo nghèo vẫn thỉnh thoảng giúp Lão Hạc)
	2. Ngày nay, cuộc sống vẫn khó khăn nhưng sự đùm bọc thương yêu ngày càng nhiều.
	- Cả nước hướng đến miền Trung (lũ lụt)
	- Những mái ấm tình thương, món quà tết cho các em lang thang.
	- Những món quà nhân nagỳ khai giảng . . . cho các em nghèo chăm học.
	- trong giáo dục có quỹ khuyến học và phong trào giúp bạn nghèo vượt khó.
* Kết bài :
	Giá trị của những câu tực ngữ trong cuộc sống.









ĐÁP ÁN 

I. TRẮC NGHIỆM : (4đ)
Câu 1 : (3đ) Mỗi câu đúng 0,5 điểm
1. c 	 2. c 	 	3. b	
4. c 	5. c	6. a	
Câu 2 : (1đ) Mỗi câu đúng 0,25 điểm 
1. c 	2. d 	 	3. a 	4. b
II. TỰ LUẬN (6đ)
* Mở bài : 
	- Giới thiệu được tác giả, nội dung khái quát 
* Thân Bài :
	- Thuyết minh về tác giả - tác phẩm, hoàn cảnh ra đời tác phẩm (1,5đ)
	- Nghị lụân chứng minh : Nước Đại Việt ta là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc (2,5đ)
* Kết bài :










































File đính kèm:

  • docVan 8 Ky 2.doc