Kiểm tra 45 phút Môn : Ngữ Văn 8 (Đức Linh)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 45 phút Môn : Ngữ Văn 8 (Đức Linh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD Huyện Đức Linh KIỂM TRA 45 PHÚT Trường :........................ MÔN : NGỮ VĂN 8 Đề Số : ................ TIẾT 113 TUẦN 29 THEO PPCT Họ và tên : ......................... Lớp : ................................... Điểm Lời phê của thầy cô giáo I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Đọc đoạn văn và khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người, kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta từ khi lập quốc đến giờ, nền chính trị học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi không còn biết đến tam cương ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất nhà tan đều do những điều tệ hại ấy”. Câu 1 : Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ? a. Hịch tướng sĩ b. Thuế máu c. Bàn luận về phép học Câu 2 : Nội dung khái quát của đoạn trích trên ? a. Nói về một viên ngọc b. Phê phán lối học sai trái c. Cả a và b Câu 3 : Đoạn văn trên thuộc kiểu văn bản nào ? a. Miêu tả b. Tự sự c. Nghị luận Câu 4 : Đoạn văn trên được viết theo thể loại nào ? a. Cáo b. Tấu c. Chiếu Câu 5 : Đoạn văn trên do ai sáng tác ? a. Trần Quốc Tuấn b. Nguyễn Thiếp c. Hồ Chí Minh Câu 6 : Điền từ thích hợp với nội dung “... là loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị” a. Tấu b. Cáo c. Hịch Câu 7 : Cho biết chức năng của câu “Nước mất nhà tan đều do những điều tệ hại ấy” ? a. Phủ định b. khẳng định c. Kể Câu 8 : Học hình thức là cách học ? a. Học chăm chỉ b, Học vẹt c. Học để mai sau giúp đời II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1: Thời đắc ý được thể hiện qua khổ thơ nào trong bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên (1đ). Câu 2 : Viết một câu bắt đầu bằng 4 chữ “Khi con tu hú” để tóm tắt nội dung bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu (1đ). Câu 3 : Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích gì ? Câu 4 : Ghi lại một bài thơ thể hiện phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của Bác Hồ (1đ). Câu 5 : Đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài Sông Núi Nước Nam. Yếu tố nào được nói tới trong bài Sông Núi Nước Nam, những yếu tố nào được bổ sung trong Nước Đại Việt. Câu 6 : Thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa được Nguyễn Ái Quốc viết trong phần I “Chiến tranh và người bản xứ” như thế nào ? Phòng GD Huyện Đức Linh KIỂM TRA 45 PHÚT Trường :........................ MÔN : NGỮ VĂN 8 Đề Số : ................ TIẾT 113 TUẦN ... THEO PPCT I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án c b c b b a b b II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1 : Hình ảnh ông đồ thời đắc ý được thể hiện qua khổ thơ Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay (1đ) Câu 2 : Viết một câu tóm tắt nội dung bài thơ Khi con tu hú Khi con tu hú kêu đã làm thức dậy trong tâm hồn người chiến sĩ trẻ trong tù một mùa hè đầy sức sống, người chiến sĩ ấy cảm thấy ngột ngạt đau khổ, muốn thoát ra ngoài với cuộc sống tự do (1đ). Câu 3: Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm khích lệ tướng sĩ học Binh thư yếu lược và khích lệ lòng yêu nước, quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược (1đ). Câu 4 : Ghi lại một bài thơ thể hiện phong thái ung dung tinh thần lạc quan của Bác Hồ VD : Hôm nay xiềng xích thay dây trói Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung Tuy bị tình nghi là gián điệp Mà như khanh tướng vẻ ung dung (đi Nam Ninh) (1đ). Câu 5 : Yếu tố được nói trong bài Sông Núi Nước Nam : lãnh thổ và chủ quyền (0,5đ). Những yếu tố mới được bổ sung trong đoạn trích Nước Đại Việt ta : Nền văn hiến, phong tục tập quán, truyền thống lịch sử (0,5đ). Câu 6 : Thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa Trước chiến tranh : Xem người dân thuộc địa là giống người hạ đẳng bắt họ kéo xe và đánh đập họ như súc vật (0,5đ). Khi chiến tranh xảy ra : Lập tức tâng bốc vỗ về phong cho họ những danh hiệu cao quý như “Những đứa con yêu”, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do” (0,5đ).
File đính kèm:
- DE 1ughdjodfjphk[oirhypaopgia[psđen14 (12).doc