Kiểm tra: 45 phút môn : tiếng việt 9
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra: 45 phút môn : tiếng việt 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS KIÊNLƯƠNG2 LỚP……………………………………… HỌ VÀ TÊN:……………………………… KIỂM TRA: 45 PHÚT MÔN : TIẾNG VIỆT 9 I. TRẮC NGHIỆM : (4đ) Câu 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái a, b, c . . . đứng trước câu trả lời đúng : 1. Nhận định nào sau đây nói đúng về khởi ngữ ? a. Khởi ngữ là thành phần chính của câu b. Khởi ngữ luôn đúng sau chủ ngữ c. Khởi ngữ là thành phần diễn đạt ý nghĩa của câu d. Khởi ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu 2. Nhận định nào sau đây không đúng về nghĩa trường minh ? a. Nghĩa trường minh đối lập với nghĩa hàm ý b. Nghĩa trường minh được thể hiện trực tiếp trên từ ngữ c. Nghĩa trường minh đôi khi cũng khó nhận ra d. Văn bản nghệ thuật không có nghĩa trường minh 3. Câu nào dưới đây có chứa thành phần khởi ngữ ? a. Ngày mai, chúng tôi đi Hà Nội b. Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần nhân loại càng phong phú c. Về việc này, còn nhiều ý kiến khác nhau d. Năm phút trước đây, vợ anh đến và đã hỏi tôi việc này 4. Trong các từ sau đây, từ nào có độ tin cậy cao nhất khi dùng để thể hiện thái độ của người nói ? a. Hình như b. Có lẻ c. Chắc là d. Chắc chắn 5. Trong câu : “ Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé đứng yên đó thôi” có chứa thành phần nào? a. Gọi – đáp b. Cảm thán c. Phụ chú d. Tình thái 6. Câu nào dưới đây chứa hàm ý ? a. Cơm sôi rồi, chắt nước dùm cái b. Cơm sôi rồi, nhão bây giờ c. Cơm mà nhão, má cháu về thế nào cũng bị đòn d. Sao cháu không gọi ba cháu 7. Trong hai câu “ Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra” và “ Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?” sử dụng phép liên kết nào? a. Phép thế b. Phép nối c. Phép lặp từ ngữ d. Phép dùng từ trái nghĩa 8. Xét về mục đích nói, câu thơ “ Ngủ đi! Ngủ đi!” thuộc kiểu câu gì ? a. Trần thuật b. Nghi vấn c. Cầu khiến d. Cảm thán Câu 2. Nối các câu đặc biệt ở cột A với tác dụng của câu đặc biệt ở cột B sao cho phù hợp : A Trả lời B 1. Câu đơn a. Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm 2. Câu đặc biệt b. Bạn vừa đến thì xe cũng vừa đi 3. Câu ghép c. Ngày nào ít : ba lần 4. Câu rút gọn d. Gió. Mưa. Não nùng Câu 3 : Hoàn thiện câu sau : Nghĩa hàm ý là ……………………………………………………………………………………… II. TỰ LUẬN : (6đ) Câu 1 : đặt hai câu ghép chỉ các kiểu quan hệ nguyên nhân, tương phản Câu 2 : Viết một đoạn văn với đề tài tự chọn trong đó có sử dụng một trong các phép liệt kê đã học. ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM : (4đ) Câu 1 : (2đ) Mỗi câu đúng 0,5 điểm 1. d 2. d 3. c 4. d 5. c 6. b 7. a 8. c Câu 2 : (1đ) Mỗi câu đúng 0,25 điểm 1. a 2. b 3. d 4. c Câu 3 : (1đ) Mỗi câu đúng 0,5 điểm Nghĩa hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. II. TỰ LUẬN (6đ) Câu 1 : ( ) - Quan hệ nguyên nhân : Sử dụng cặp quan hệ từ “ vì – nên” - Quan hệ tương phản : Sử dụng quan hệ từ “nhưng” Câu 2 : - Đảm bảo nội dung cùng hướng đến một đề tài - Đảm bảo về hình thức : Sử dụng các phép liên kết đã học + Phép nối + Phép lặp + Phép thế + Phép dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, gần nghĩa ĐÁP ÁN ( Đề lẻ) I. TRẮC NGHIỆM : (4đ) Câu 1 : (2đ) Mỗi câu đúng 0,5 điểm 1 – a 2 – ca 3 – d Câu 2 : (1đ) Mỗi câu đúng 0,25 điểm 1 – b 2 – c 3 – d 4 - a Câu 3 : (1đ) Mỗi câu đúng 0,5 điểm 1 - Trạng ngữ mục đích 2 – Để không phụ lòng thầy cô tìn tưởng II. TỰ LUẬN (6đ) Câu 1 : (6đ) - HS viết được một đoạn văn đúng chủ đề (2đ) - Trong đoạn văn có câu đặc biệt (1đ) - Trong đoạn văn có câu rút gọn (1đ) - Trong đoạn văn có sử dụng thành phần trạng ngữ (1đ) - Trình bày sạch đẹp (1đ)
File đính kèm:
- Tieng Viet lop 9.doc