Kiểm tra - 45 phút (tiết 113) Môn : Ngữ văn.(Phần Văn) Lớp : 8D - Trường THCS Bạch Ngọc

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra - 45 phút (tiết 113) Môn : Ngữ văn.(Phần Văn) Lớp : 8D - Trường THCS Bạch Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Họ và tên : 	 Thứ …. ngày … tháng … năm 2009
 …………………………………… Kiểm tra - 45 phút (tiết 113)
 Lớp : 8D - Trường THCS Bạch Ngọc Môn : Ngữ văn.(Phần Văn)

Điểm
Lời nhận xét của thầy giáo










 
 Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm).

 Câu 1. Cảm hứng chung của bài thơ “Nhớ rừng” và “Ông đồ” là gì ?
 A. Nhớ tiếc quá khứ B. Thương người và hoài cổ
 C. Coi thường và khinh bỉ cuộc sống tầm thường hiện tại D. Đau xót và bất lực
Câu 2: Trong bài văn “Chiếu dời đô”, Lý Công Uẩn đã nêu điều gì để làm một trong những lý do dời đô ?
A. Sự thiêng liêng của Đại La. 
B. Sự lo sợ bị tấn công vào Hoa Lư.
C. Sự thuận lợi về nhiều mặt của Đại La: vị trí, địa hình, ưu thế phát triển...
D. Sự khó khăn về kinh tế của đất nước.
Câu 3: Hình ảnh “ Đôi con điều sáo lộn nhào tầng không” trong bài thơ “Khi con Tu hú” của Tố Hữu ngoài ý nghĩa miêu tả cảnh còn:
 A. Thể hiện con mắt tinh tế của tác giả. B. Cho thấy cuộc sống đẹp đẽ của đất nước ta lúc đó.
 C. Thể hiện nỗi nhớ quê hương của tác giả. D. Khát vọng tung bay giữa bầu trời tự do của người tù.
Câu 4: Hai câu thơ: Giấy đỏ buồn không thắm
 Mực đọng trong nghiên sầu.
 (Ông đồ – Vũ Đình Liên)
 dùng biện pháp tu từ ?
A. So sánh; B. Nhân hoá; C.ẩn dụ; D. Nói giảm, nói tránh.
Câu 5. Nối ý cột A với ý cột B cho phù hợp để có cảm nhận đúng về cuộc sống và con người làng chài theo từng thời điểm trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.

A
Nối
B
1. Khi đoàn thuyền ra khơi.
2. Khi đoàn thuyền trở về bến.
1 ….
2 ….
a. Tưng bừng, khí thế, mạnh mẽ, xông xáo.
b. Tấp nập, nhộn nhịp, khẩn trương, vui vẻ.
Câu 6. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó cho em hiểu thêm gì về tâm hồn Bác ?
 A. Yêu thiên nhiên, yêu nước, yêu đời B. Lạc quan, tin tưởng
 C. Quyết tâm làm cách mạng D. Say sưa với cảnh thiên nhiên

 Phần II. Tự luận (7 điểm).

Câu 7. Chép thuộc bài thơ “Ngắm trăng” (phần dịch thơ) của Hồ Chí Minh.
Câu 8. Hai khổ thơ cuối của bài thơ “Ông đồ” đã gợi cho em những cảm xúc gì ? Trình bày bằng một đoạn văn từ 8 đến 10 dòng.





 Đáp án + Biểu điểm kiểm tra 45’ tiết 113

 Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm).
 	Mỗi đáp án đúng 0.5 điểm.

Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
C
C
D
1.b ; 2.a
A

 Phần II. Tự luận (7 điểm).
 Câu 7 (2 điểm).
 Chép đúng chính tả, thể thơ.
 Ngắm trăng
 Trong tù không rượu cũng không hoa,
 Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ; 
 Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
 Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
 (Hồ Chí Minh, Nhật kí trong tù)
 Câu 8 (5 điểm).
 Bài làm HS cần đạt được các ý:
Cảm xúc buồn thương, tiếc nuối của người đọc, đồng cảm với cảm xúc của tác giả đối với cảnh ế khách của ông đồ.
Nỗi xót xa, khắc khoải, bàng hoàng của tâm trạng ông đồ khi cố níu kéo, cưỡng lại quy luật khắc nghiệt.của thời gian và xã hội.
Nỗi buồn tê tái khiến cảnh vật thê lương, ảm đạm.
Ông bị lãng quên giữa dòng đời, xã hội, mùa xuân.
Nét văn hoá xưa bị quên lãng, rơi vào dĩ vãng trở thành một di tích tàn tạ.
 Trình bày đoạn văn chú ý về hình thức, cách dùng từ, đặt câu, liên kết, cảm xúc của bản thân. Tuỳ nội dung và hình thức đạt được của HS mà cho điểm.


File đính kèm:

  • docDe NV8 tiet 113.doc