Kiểm tra chất lượng học kì 1 - Năm học 2009-2010 môn: ngữ văn-lớp 12

pdf3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra chất lượng học kì 1 - Năm học 2009-2010 môn: ngữ văn-lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP 
 KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2009-2010 
 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN-lớp 12 
(Hướng dẫn chấm và biểu điểm gồm có 3 trang) 
 
I. Hướng dẫn chung 
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của 
thí sinh; tránh đếm ý cho điểm. 
- Giám khảo cần chủ động linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, nên sử 
dụng nhiều mức điểm, đặc biệt không quá khắt khe đối với các mức điểm khá giỏi. Chú ý 
khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. 
- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản của đề bài, 
giám khảo vẫn cho đủ điểm 
- Điểm từng câu cho đến 0,25- không làm tròn số. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn 
đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn đến 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm) 
 II. Đáp án và thang điểm 
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH. 
Câu 1. (2.0 điểm) 
a. Yêu cầu về kiến thức. 
Thí sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần nêu bật được các ý chính sau 
đây: 
* Hoàn cảnh ra đời: 
- Ngày 19/08/1945 chính quyền Hà Nội về tay nhân dân. Ngày 26/08/1945, Chủ tịch Hồ Chí 
Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội, Người 
soạn thảo bàn Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 02/09/1945, tại quảng trường Ba Đình Hà Nội, Người 
thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn Độc lập 
trước hàng vạn đồng bào. 
- Bản Tuyên ngôn Độc lập ra đời trong thời điểm đất nước vô cùng khó khăn. Bọn đế quốc 
thực dân đang chuẩn bị chiếm lại nước ta. Quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc tiến vào từ phía 
Bắc, đằng sau là đế quốc Mĩ. Quân đội Anh tiến vào từ phía Nam, đằng sau là lính diễn chinh 
Pháp. Lúc này thực dân Pháp tuyên bố: Đông Dương là đất “bảo hộ” của người Pháp bị Nhật 
xâm chiếm, nay Nhật đã đầu hàng, vậy Đông Dương đương nhiên thuộc về Pháp. 
* Mục đích sáng tác: 
- Tuyên bố với nhân dân trong nước và thế giới về quyền độc lập tự do của dân tộc và sự ra 
đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 
- Đập tan luận điệu xảo trá của thực dân Pháp trong việc chuẩn bị tái chiếm Việt Nam. 
- Tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới dành cho cách mạng Việt Nam. 
b.Cách cho điểm 
- Điểm 2: đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. 
- Điểm 1: trình bày được nửa số ý của các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. 
- Điểm 0: không trình bày dược ý nào. 
Câu 2. (3,0 điểm) 
a. Yêu cầu về kỹ năng. 
Biết cách làm một bài văn nghị luận. Trình bày vấn đề một cách hợp lí. Dẫn chứng cụ 
thể. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng. Văn viết tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
 2 
b. Yêu cầu về kiến thức. 
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cơ bản đáp ứng được các 
ý chính sau : 
* Ý 1. Giải thích câu ngạn ngữ. 
 - Học hành là quá trình học và thực hành để mở mang kiến thức, nâng cao trình độ hiểu biết 
của mỗi người. 
 -rễ đắng và quả ngọt là hình ảnh ẩn dụ chỉ công lao học hành và kết quả học tập. 
  Câu ngạn ngữ thể hiện nhận thức sâu sắc về qui luật của học vấn và vai trò quan trọng 
của việc học hành đối với mỗi người. 
*Ý 2. Phân tích, Chứng minh câu ngạn ngữ. 
 -Học hành có những chùm rễ đắng cay: tốn thời gian, công sức ; bị quở mắng; thi hỏng…Quá 
trình học tập có những khó khăn, gian nan, vất vả. 
 -Vị ngọt của quả tri thức: niềm vui, niềm tự hào của gia đình; những khát vọng mới mẻ, sự 
thành công của bản thân trên con đường lập nghiệp. 
 -Chấp nhận đắng cay giai đoạn đầu để sau đó hưởng thành quả tốt đẹp lâu dài. 
 (Lấy dẫn chứng từ cuộc đời của các nhà văn, nhà khoa học…) 
*Ý 3. Bình luận câu ngạn ngữ. 
 - Bài học tư tưởng: 
 +Câu nói bao hàm một nhận thức đúng đắn, một lời khuyên tích cực: nhận thức được quá 
trình chiếm lĩnh tri thức, mỗi người cần có bản lĩnh, chủ động vượt qua khó khăn để thu nhận 
được thành quả tốt đẹp trong học tập. 
 +Trong thực tế, nhiều người lười biếng không chịu khó học hỏi, trau dồi kiến thức, không 
biết biến nhựa đắng thành quả ngọt dâng cho đời. 
 - Bài học hành động: 
 (Thí sinh có sự lí giải khác nhau nhưng cần hợp lí và có sức thuyết phục cao) 
c) Cách cho điểm. 
- Điểm 3 : Đáp ứng được các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi về diễn đạt. 
- điểm 2 : Trình bày được nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi về diễn đạt. 
- Điểm 1 : Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. 
- Điểm 0: hoàn toàn lạc đề. 
 PHẦN RIÊNG. 
Câu 3a. 
a. Yêu cầu về kỹ năng. 
Biết cách làm bài văn nghị luận và vận dụng khả năng đọc-hiểu để phát biểu cảm nhận 
về đoạn thơ trữ tình. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. không mắc lỗi chính tả, dùng 
từ và ngữ pháp. 
b. Yêu cầu về kiến thức. 
Trên cơ sở những hiểu biết về bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu, học sinh có thể 
trình bày nhiều cách khác nhau nhưng phải nêu được những cảm xúc, ấn tượng về cảnh sắc thiên 
nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ. 
- Về nội dung: 
+ Cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc với vẻ đẹp đa dạng trong nhiều thời gian, không 
gian khác nhau (mùa đông, mùa xuân, mùa hạ, mùa thu) 
 + Con người Việt Bắc gắn bó, hài hòa với thiên nhiên thơ mộng; chịu thương, chịu 
khó, giàu lòng vị tha và rất ân nghĩa ân tình trong cuộc sống. 
 3 
=>Vẻ đẹp của bức tranh Việt Bắc là vẻ đẹp của sự hài hòa gắn bó giữa thiên nhiên và 
con người. Bức tranh tứ bình của quê hương Việt Bắc: đa dạng về hình ảnh, màu sắc; phong phú 
về đường nét, âm thanh. 
- Về nghệ thuật: 
 + Kết cấu cân đối, hài hòa (câu lục tả cảnh, câu bát tả ngưới) 
 + Hình ảnh đối xứng, đan cài, hòa hợp. 
 + Giọng điệu ngọt ngào, sâu lắng, thiết tha của thể thơ lục bát. 
 c. Cách cho điểm. 
- Điểm 5: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. 
- Điểm 3: Trình bày được nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. 
- Điểm 1: phân tích quá sơ sài, diễn đạt còn yếu. 
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. 
Câu 3b. 
a. Yêu cầu kỹ năng. 
 Biết cách làm bài nghị luận văn học phân tích đoạn thơ trữ tình, diễn đạt lưu loát, kết 
cấu chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. 
b. Yêu cầu về kiến thức. 
 Trên cơ sở hiểu biết về đoạn trích Đất Nước cũng như trường ca Mặt đường khát vọng 
của Nguyễn Khoa Điềm, thí sinh phát hiện và phân tích nhũng nét đặc sắc về nghệ thuật để làm 
nổi bật cái nhìn nghệ thuật của nhà thơ về đất nước. Có thể triển khai bằng nhiều cách nhưng cần 
nêu được những nội dung co bản sau: 
- Ý khái quát: tư tưởng Nhân dân đã chi phối cái nhìn nghệ thuật về đất nước của 
nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. 
- Biểu hiện cụ thể: 
 + Nhìn đất nước ở tầm gần, trong quan hệ ruột rà thân thuộc. Tác giả đã phát hiện 
ra khuôn mặt mới của đất nước: dung dị, gần gũi, thân thiết trong cuộc sống hằng ngày của con 
người. 
 + Đất nước hiện lên từ những huyền thoại cổ tích; đất nước hình thành từ lâu đời, 
gắn với truyền thống yêu nước, lao động cần cù, thuần phong mỹ tục, lối sống tình nghĩa thủy 
chung.. của dân tộc. 
 + Lời thơ giàu chất liệu văn hóa, văn học dân gian, tạo một không gian nghệ thuật 
vừa gần gũi thân quen vừa bay bổng thiêng liêng góp phần làm nổi bật tư tưởng “Đất Nước của 
Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”. 
- Đánh giá. 
 +Tư tưởng nhân dân đã đem đến cho nhà thơ cái nhìn mới mẻ về đất nước: đất 
nước được nhìn nhận trong chiều sâu văn hóa văn học dân gian. 
 + Đoạn thơ là một định nghĩa theo cách riêng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về 
đất nước. Đất nước không siêu hình trừu tượng mà gắn bó thân thuộc với mọi người. Đất Nước 
của Nhân dân. 
 + Đoạn thơ là sự kết tinh đặc sắc giữa chất liệu văn hóa dân gian với hình thức thơ 
trữ tình – chính luận. 
c. Cách cho điểm (giống câu 3a) 
 
 
 

File đính kèm:

  • pdfDap an_HKI_Van 12.pdf