Kiểm tra chất lượng học kì I môn Công nghệ 8

doc2 trang | Chia sẻ: baobao21 | Lượt xem: 929 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra chất lượng học kì I môn Công nghệ 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:
Lớp:.
Kiểm tra chất lượng học kì I
Môn công nghệ 8
Thời gian 45 phút
Điểm
Lời phê của thầy (cô) giáo
Đề bài
I. Trắc nghiệm
 Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
1. Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể
 A: Tiếp xúc với mặt phẳng cắt 	 B: ở sau mặt phẳng cắt
 C: ở trước mặt phẳng cắt 	 D: Bị cắt làm đôi.
2. Đối với ren trục, đường đỉnh ren được vẽ bằng 
 A. nét liền mảnh	 B. nét đứt	
 C. Nét liền đậm D. Nét chấm gạch mảnh
3. Để đo dường kính trong, đường kính ngoài, chiều sâu lỗ của chi tiết ta dùng:
Thước lá.	B. Thước cuộn.
Thước đo góc.	D. Thước cặp.
4. Dụng cụ tháo, lắp gồm:
	A. Mỏ lết, cờlê, tua vít. 	B. Kìm, êtô, mỏ lết.
 	C. Tua vít, kìm, cờlê. 	D. Tua vít, êtô, kìm.
5. Dụng cụ kẹp chặt gồm:
	 A. Mỏ lết, cờlê.	 	B. Tua vít, kìm.
 C. Tua vít, êtô.	 	D. Kìm, êtô.
6. Dụng cụ gia công gồm:
 	A. Búa, êtô, cưa, đục. 	B. Dũa, búa, kìm, cưa.
 	C. Đục, dũa, cưa, búa. 	D. Đục, êtô, búa, cưa.
7. Chi tiết máy là:
	A. Phần tử có cấu tạo chưa hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.
	B. Phần tử có cấu tạo chưa hoàn chỉnh và không thể tháo rời ra được.
	C. Phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.
	D. Phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và không thể tháo rời ra được.
8. Nhóm chi tiết máy có công dụng chung gồm:
Bulông, đai ốc, lò xo, bánh răng.
Khung xe đạp, bulông, đai ốc.
Kim khâu, bánh răng, lò xo.
Trục khuỷu, kim khâu, khung xe đạp.
9. Nhóm chi tiết máy có công dụng riêng:
	 A.Trục khuỷu, đai ốc. B. Kim máy khâu, lòxo.
	 C. Bánh răng, bulông. D. Trục khuỷu, khung xe đạp.
10. Mối ghép cố định là mối ghép có:
	 A. Các chi tiết ghép chuyển động tương đối với nhau.
	 B. Các chi tiết ghép chuyển động ăn khớp với nhau.
	 C. Các chi tiết ghép không có chuyển động tương đối với nhau.
	 D. Các chi tiết ghép có thể xoay, trượt với nhau. 
11. Mối ghép không tháo được gồm:
	A. Mối ghép bằng đinh tán, bằng ren, chốt
	B. Mối ghép bằng then, bằng ren, chốt
	C. Mối ghép bằng hàn, bằng đinh tán
	D. Cả a, b, c đều đúng
12. Mối ghép tháo được gồm:
	A. Mối ghép bằng đinh tán, vít. B. Mối ghép bằng then, hàn
	C. Mối ghép bằng ren, chốt. D. Mối ghép bằng đinh tán, hàn
13. Mối ghép cố định gồm:
 A.Vít, ren, ổ trục, bản lề. 	 B. Vít, ren, then , hàn thiếc.
 C.Then, chốt, bản lề.	 D. Trục quay, đinh tán
14. Mối ghép động là mối ghép mà:
	 A. Các chi tiết ghép chuyển động tương đối với nhau.
	 B. Các chi tiết ghép chuyển động ăn khớp với nhau.
	 C. Các chi tiết ghép không có chuyển động tương đối với nhau.
	 D. Cả a, b, c đều đúng.
15. Hãy dùng gạch nối để ghép các nội dung bên trái với các nội dung bên phải thành một câu hoàn chỉnh để chỉ đặc điểm của mối ghép.
1- Trong mối ghép không tháo được.
A. Các chi tiết được ghép thường có dạng tấm.
2- Trong mối ghép bằng đinh tán.
B. Muốn tháo rời phải phá hỏng một chi tiết.
3- Trong mối ghép bằng vít cấy.
C. Tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn
4- Trong mối ghép bằng bulông
D. Một chi tiết có lỗ ren, chi tiết còn lại là lỗ trơn.
E. Các lỗ trên chi tiết là lỗ trơn.
16. Bánh đai dẫn động có đường kính D1 quay với tốc độ n1(vòng/phút), bánh đai bị dẫn có đường kính D2 tốc độ n2 và tỉ số truyền i. Hãy hoàn thành bảng sau:
n1 (vòng/phút)
D1 (cm)
n2 (vòng/phút)
 D2 (cm)
Tỉ số truyền i
1200
20
 400
1200
 600
30
II. Tự luận
1. Hãy kể các khớp động đã học. Tìm ví dụ cho mỗi loại? 
2. Tại sao cần truyền chuyển động? Kể tên các cơ cấu truyền chuyển động mà em biết? 
 1cm
1cm
1cm
4cm
4cm
3cm
3. Tại sao cần biến đổi chuyển động? Kể tên các cơ cấu biến đổi chuyển động mà em biết? 4. Vẽ hình chiếu đứng, bằng, cạnh của vật thể sau (vẽ đúng kích thước đã cho)

File đính kèm:

  • docDe thi HKI Cong nghe 8(1).doc