Kiểm tra chất lượng học kì I - Môn: Sinh Học 9 - Trường T.H.C.S Nguyễn Văn Linh

doc3 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 649 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra chất lượng học kì I - Môn: Sinh Học 9 - Trường T.H.C.S Nguyễn Văn Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường T.H.C.S Nguyễn Văn Linh
Lớp: 9.....
Họ và tên:.........................................
Ngày.tháng 12 năm 2007
kiểm tra chất lượng học kì I
Môn: Sinh học 9 (Thời gian 45 phút)
Điểm
Lời cô phê
Phần I. Trắc nghiệm
Hãy khoanh vào đáp án đúng trong các câu sau:
1. ở chuột, gen A qui định tính trạng bình thường. Khi gen này bị đột biến thành gen a thì chuột đi không bình thường (nhảy van). Cho lai chuột đi bình thường thuần chủng với chuột nhảy van. Xác định kiểu gen ở F1. Biết rằng, gen A nằm trên nhiễm sắc thể thường.
A. Aa
B. aa
C. 3Aa:1aa
D. 1AA:1aa
2. Theo Menđen, cặp nhân tố di truyền qui định tính trạng:
A. Cùng phân li về mỗi giao tử
B. Phân li đồng đều về mỗi giao tử
C. Hoà lẫn vào nhau khi phân li về mỗi giao tử
D. Lấn át nhau khi phân li về mỗi giao tử
3. Bộ nhiễm sắc thể của một loài là 2n = 8. Số lượng nhiễm sắc thể ở thể 3n là:
A. 4
B. 8
C. 12
D. 24
4. Cho sơ đồ sau: Gen (ADN) g mARN g Protein g Tính trạng 
Sau khi được hình thành, mARN ra khỏi nhân thực hiện tổng hợp protein ở chất tế bào.
Trình tự các nucleotit trên gen qui định trình tự các axit amin trong phân tử protein (thông qua mARN).
Riboxom dịch chuyển trên mARN tổng hợp protein (theo khuôn mẫu của gen) để biểu hiện các tính trạng.
Trình tự các nucleotit trên mARN qui định trình tự các axit amin trong phân tử protein (thông qua mARN).
Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng trong sơ đồ là:
A. a, b và c
B. a, c và d
C. b, c và d
D. a, b và d
5. Biến dị không di truyền được là:
A. Đột biến gen 
B. Đột biến cấu trúc NST
C. Thường biến 
D. Đột biến số lượng NST 
6. Thể đa bội được phát sinh nhờ cơ chế nào?
Do tác động ngoại cảnh, bộ nhiễm sắc thể tăng lên gấp bội
Do kiểu gen bị biến đổi nhiều, kiểu hình cũng biến đổi theo
Chỉ một số cặp nhiễm sắc thể không phân li do thoi vô sắc không được hình thành 
Tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân li do thoi vô sắc không được hình thành
7. Từ một tế bào qua 1 đợt giảm phân cho:
A. 2 tế bào
B. 4 tế bào
C. 16 tế bào
D. 32 tế bào
8. ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để con sinh ra có tỉ lệ kiểu hình: 3mắt đen:1mắt xanh?
A. Mẹ mắt đen (AA) Bố mắt xanh (aa)
B. Mẹ mắt đen (Aa) Bố mắt đen (Aa)
C. Mẹ mắt xanh (aa) Bố mắt đen (Aa)
D. Mẹ mắt đen (Aa) Bố mắt xanh (aa)
9. Dạng đột biến nào không có ở đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
A. Mất đoạn
B. Lặp đoạn
C. Đảo đoạn
D. Thêm một cặp nucleotit
10. Một đoạn ARN có trình tự các nucleotit như sau: X – A – G – G – U – X – A – U
 Trình tự các nucleotit trong đoạn gen tổng hợp nên đoạn ARN đó là:
A. G – T – X– X– A – G – T – A
B. X – A – G – X – T – G – A – T
C. X – A –X– G – T – X – A – A
D. G – G – T – X – A – X – T – T
11. Khi nhiễm sắc thể kép nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, đó là kì nào của quá trình nguyên phân?
A. Kì đầu
B. Kì giữa
C. Kì sau
D. kì cuối
12. Giả sử có một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có chứa các gen phân bố theo trật tự như sau:
NST thứ nhất: ABCDEF; NST thứ hai: abcdef. Khi giảm phân bình thường cho ra số tinh trùng là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
13. Một phân tử mARN dài 2040A0, có tổng số nucleotit và bộ ba lần lượt là:
A. 600 và 200
B. 900 và 300 
C. 1200 và 400
D. 1500 và 500
14. Đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN và ARN là:
A. Nucleotit
B. Axit amin
C. Glucozơ
D. Nucleotit và Axit amin
Phần II. Tự luận
Câu 1. Hãy hoàn thành bảng sau:
STT
Các đại phân tử
Cấu trúc
Chức năng
1
ADN 
...................................................
...................................................
...................................................
...................................................
...................................................
...................................................
2
ARN
...................................................
...................................................
...................................................
...................................................
...................................................
...................................................
3
Protein
...................................................
...................................................
...................................................
...................................................
...................................................
...................................................
Câu 2: Hãy nêu điểm khác nhau giữa đột biến và thường biến.
Câu 3: Một đoạn ADN có cấu trúc như sau:
- A – T – T – G – X – X- 
- T – A – A – X– G – G - 
Viết các dạng đột biến có thể xảy ra của đoạn ADN trên?
Phần I. Trắc nghiệm (3,5 điểm)
1.a
2.b
3.c
4.a
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
5.c
6.d
7.b
8.b
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
9. d
10.a
11.b
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
12.a
13. c
14.a
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Phần II. Tự luận (6,5 điểm)
Câu 1. (2,5 điểm)
STT
Các đại phân tử
Cấu trúc
Chức năng
1
ADN 
Chuỗi xoắn kép, gồm 4 loại nucleotit (A, T, G. X)
Mang thông tin di truyền và truyền đạt thông tin di truyền
2
ARN
Chuỗi xoắn đơn, gồm 4 loại nucleotit (A, U, G, X)
Truyền đạt thông tin từ ADN đến protein, vận chuyển axit amin, tham gia cấu trúc riboxom.
3
Protein
Một hay nhiều chuỗi đơn do 20 loại axit amin tạo thành
Cấu trúc nên các bộ phận tế bào, enzim, hoocmon (điều hoà trao đổi chất), vận chuyển chất.
Câu 2: Điểm khác nhau giữa đột biến và thường biến. (2,5 điểm)
Đột biến
Thường biến
- Biến đổi trong cơ sở vật chất di truyền (ADN, NST) nên di truyền được
- Xuất hiện với tần số thấp xuất hiện một cách ngẫu nhiên và thường có hại
- Biến đổi kiểu hình, phát sinh trong đời sống cá thể dưới tác động trực tiếp của môi trường
- Không di truyền cho thế hệ sau
- Phát sinh đồng loạt theo một hướng xác định, ứng với điều kiện môi trường
Câu 3: Các dạng đột biến có thể xảy ra của đoạn ADN trên. 1,5 điểm
1. Đột biến mất một cặp nucleotit (mất cặp A-T thứ nhất)
 – T – T – G – X – X- 
– A – A – X– G – G - 
2. Đột biến thêm một cặp nucleotit (thêm cặp A-T vào cuối đoạn ADN)
- A – T – T – G – X – X – A - 
- T – A – A – X– G – G – T - 
3. Đột biến thay thế một cặp nucleotit (thay cặp X-G cuối đoạn ADN bằng cặp A-T thứ nhất)
- A – T – T – G – X – A- 
- T – A – A – X– G – T - 

File đính kèm:

  • docDe kiem tra HK Sinh Hoc 9.doc
Đề thi liên quan