Kiểm tra chất lượng học kì I năm học: 2011- 2012 Môn thi: Ngữ Văn- Lớp 11

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1103 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra chất lượng học kì I năm học: 2011- 2012 Môn thi: Ngữ Văn- Lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
	ĐỒNG THÁP	 Năm học: 2011- 2012
 ____________	 Môn thi: NGỮ VĂN- Lớp 11

HƯỚNG DẪN CHẤM CHÍNH THỨC
(Hướng dẫn chấm và biểu điểm gồm có 04 trang)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- KHỐI LỚP 11
Năm học 2011 - 2012
A. YÊU CẦU
 - Kiểm tra, đánh giá kiến thức cơ bản của học sinh về văn học trung đại Việt Nam 
(bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương) và văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 (truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao)
 - Đánh giá năng lực đọc- hiểu các sáng tác thơ trung đại Việt Nam và văn xuôi hiện thực Việt Nam trước 1945.
 - Rèn luyện cho học sinh viết một bài nghị luận văn học về một bài thơ và một tác phẩm văn xuôi tự sự.
 - Rèn luyện kĩ năng làm một bài nghị luận xã hội 
B. MA TRẬN:
Mức độ

Chủ đề
 Các mức độ đánh giá


 Tổng

Nhận biết-
Thông hiểu
Vận dụng



Tự luận

Tự luận



VĂN HỌC TRUNG ĐẠI


 Thương vợ

Nêu vấn đề - Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, đánh giá
Phân tích- Bàn luận
Số câu
 1 (Câu 2.a)

 Số điểm
2,0
 Số điểm
4,0
 Số điểm
 6,0
VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU TK XX ĐẾN CM THÁNG TÁM 1945


 Chí Phèo


Nêu vấn đề - Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, đánh giá
Phân tích- Bàn luận
Số câu
1 (Câu 2.b)

Số điểm
 2,0
 Số điểm
4.0
 Số điểm
 6,0

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
 
 Lòng kính trọng
Nêu vấn đề- Giải thích
Phân tích, chứng minh, bình luận, rút ra bài học
Số câu
1 (Câu 1)

Số điểm
1,5
Số điểm
2,5
Số điểm
4,0

TỔNG


Số câu

 2

Số điểm

 3,5
 6,5
Số điểm
 10
 HƯỚNG DẪN CHUNG

A. YÊU CẦU:
 - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh; tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
 - Giám khảo khi chấm cần chủ động linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và biểu điểm. Chú ý khuyến khích đối với những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
 - Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng, nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu cơ bản của đề bài thì giám khảo vẫn cho đủ điểm.
 - Điểm của từng câu cho đến 0,25- không làm tròn số. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn đến 0,5; lẻ 0,75 làm tròn đến 1,0 điểm).
B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
 Đáp án
 Điểm
 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH



Câu 1
(4,0 đ)
 Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày ý kiến của anh/ chị về lòng kính trọng con người trong cuộc sống.


Yêu cầu về kĩ năng.
 Thí sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội, trình bày một vấn đề một cách hợp lí, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục, kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng. Văn viết tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp .


Yêu cầu về kiến thức.
 Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí, cơ bản phải đáp ứng được các ý sau:


 - Nêu được vấn đề cần nghị luận
1,0

 - Giải thích vấn đề: lòng kính trọng là tình cảm thầm kín coi người khác một cách cao quý, kính nể.
0,5

- Phân tích chứng minh:
 + Biểu hiện: lòng kính trọng của con người được biểu hiện qua thái độ, hành vi, lời nói, ứng xử lễ độ của con người với con người trong các mối quan hệ : gia đình, nhà trường, cộng đồng, dân tộc…
 + Ý nghĩa: giúp con người bày tỏ tình cảm cao đẹp, thiêng liêng; là phương diện thể hiện văn hoá ứng xử và đạo đức của một con người .


1,0



0,5

Bình luận (bài học nhận thức và hành động)
+ Phê phán những biểu hiện bất kính của con người trong đời sống xã hội.
+ Bản thân xây dựng những chuẩn mực đạo đức cao đẹp, biết kính trọng người và được người yêu mến, thân thiện.
Lưu ý:
Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn chấp nhận.
1,0
II. PHẦN RIÊNG- PHẦN TỰ CHỌN (6,0 điểm)




Câu 2.a 
(6,0 đ)
 Cảm nhận của anh/ chị về bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương


1. Yêu cầu về kĩ năng:
 Biết cách làm nghị luận về một bài thơ. Bài viết có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.


2.Yêu cầu về kiến thức:
 Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương, thí sinh có thể trình bày cảm nhận của bản thân theo nhiều cách khác nhau, nhưng cơ bản phải đáp ứng được các ý sau:


 - Nêu được vấn đề cần nghị luận
1,0

 - Chân dung bà Tú hiện lên trong thơ: là một người vợ tần tảo, đảm đang và những đức tính cao đẹp của người phụ nữ : giàu đức hy sinh, giàu tình yêu thương…
 - Lòng yêu thương vợ của Tú Xương thể hiện qua sự đồng cảm với vợ và lời tự trách mình
2.0


1,0

 - Cảm xúc chân thành của nhà thơ về người vợ của mình; lời thơ giản dị mà sâu sắc, kết hợp giữa giọng điệu trữ tình và trào phúng; sử dụng chất liệu dân gian trong lời thơ…
2,0

 
 Lưu ý:
 Chỉ cho điểm tối đa đối với những bài làm đạt cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức; sáng tạo và cảm xúc




 Câu 2.b
 (6,0 đ)
 
Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Chí Phèo 
(truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao), đoạn từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở cho đến khi kết thúc cuộc đời để thấy rõ bi kịch của nhân vật này.
 


1.Yêu cầu về kĩ năng:
 Biết cách làm một bài nghị luận phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn xuôi tự sự. Bài viết có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp


2.Yêu cầu về kiến thức:
 Trên cơ sở nắm vững tác phẩm Chí Phèo (Ngữ văn 11- Nâng cao 11, tập 1) của Nam Cao; những diễn biến chủ yếu tâm trạng của nhân vật, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được những nội dung cơ bản sau:


 - Nêu được vấn đề cần nghị luận
1,0

 - Từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở, Chí Phèo thức tĩnh với những cảm xúc thông thường của con người, đến nỗi sợ cô đơn, nỗi khát khao trở về với xã hội bằng phẳng, thân thiện với mọi người.
1,0

 - Khi Chí Phèo bị Thị Nở từ chối phũ phàng, Chí mới nhận ra số phận bi đát và đớn đau của mình. Chí uất hận, trả thù, rồi tự sát.
1,0

 - Hành động của Chí Phèo vừa rất bản năng, vừa rất sáng suốt, tĩnh táo.
1,0

 - Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật rất đặc sắc; cái nhìn hiện thực và nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao; giọng điệu trần thuật linh hoạt…
 - Đánh giá nhân vật Chí Phèo
2,0

Lưu ý:
Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, hoặc thí sinh viết có cảm xúc và sáng tạo.
Đây chỉ là biểu điểm tham khảo, tùy mức độ làm bài của thí sinh từng trường, giáo viên có thể cân đối mức điểm cho phù hợp.




	-HẾT-

File đính kèm:

  • docDa-HK1-Van11-2011-2012.doc