Kiểm tra chất lượng học kì I năm học: 2012 -2013 môn thi: ngữ văn – lớp 12
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra chất lượng học kì I năm học: 2012 -2013 môn thi: ngữ văn – lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I Năm học: 2012 - 2013 Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 12 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: / /2011 ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM (Gồm có 05 trang) MA TRẬN Mức độ Bộ phận Biết Hiểu Vận dụng Tổng số điểm Văn học (1 câu) 1,0 1,0 2,0 NLXH (1 câu) 1,0 1,0 1,0 3,0 Làm văn NLVH (1 câu) 3,0 1,0 1,0 5,0 Tổng số điểm (TS câu) 5,0 3,0 2,0 10,0 ( 3 câu ) I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong tổ chấm thi của trường. - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,00 điểm). II. Đáp án và thang điểm Đáp án Điểm I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bản tuyên ngôn nào (nêu tên bản tuyên ngôn, tên nước, năm ra đời)? Cho biết mục đích của việc trích dẫn đó? Câu 1 (2,0đ) - Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã trích dẫn: 2 + Bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ năm 1776. + Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791. 0,50 0,50 - Mục đích của việc trích dẫn: + Nhằm đề cao những giá trị của tư tưởng nhân đạo và văn minh nhân loại, tạo tiền đề cho những lập luận tiếp theo. + Từ quyền bình đẳng, tự do của con người, Hồ Chí Minh có cơ sở để suy rộng ra về quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc. 0,50 0,50 Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách; diễn đạt rõ ràng, đủ ý thì đạt điểm tối đa.. Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của quê hương trong đời sống mỗi con người. a. Yêu cầu về kĩ năng Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận: vai trò của quê hương trong đời sống mỗi con người. 0,50 - Giải thích: + Quê hương – hiểu cụ thể là nơi sinh ra, lớn lên, có gia đình, kỉ niệm thời thơ ấu…, + Rộng hơn là quê hương xứ sở, là đất nước. 0,25 Câu 2 (3,0đ) - Bàn luận: + Mỗi con người đều mang bản sắc, truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương… + Quê hương luôn bồi đắp cho con người những giá trị tinh thần cao quý: tình làng nghĩa xóm, tình cảm quê hương, gia đình sâu nặng… + Quê hương luôn là điểm tựa vững vàng cho con người trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ, động viên, là đích hướng về của con người… 1,50 + Phê phán một số người không coi trọng quê hương, không có ý thức xây dựng quê hương, thậm chí quay lưng, phản bội quê hương xứ sở… 0,25 - Bài học nhận thức và hành động: + Tình yêu đối với quê hương là tình cảm thiêng liêng, gắn với trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi con người… + Yêu quê hương cũng đồng nhất với yêu đất nước, Tổ quốc… 0,50 3 Lưu ý: Nếu thí sinh có kĩ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu bàn luận vào một vài khía cạnh và có những suy nghĩ riêng, hợp lí thì vẫn đạt điểm tối đa. II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm) Theo chương trình Chuẩn Trong đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng), Nguyễn Khoa Điềm viết : Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi … Đất Nước có từ ngày đó … (Ngữ văn 12, tập một, tr.118, NXB Giáo dục - 2008) Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ trên . a. Yêu cầu về kĩ năng Thí sinh biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích Đất Nước, thí sinh có thể phân tích đoạn thơ theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận… 0,50 Câu 3a (5,0đ) - Phân tích: Chín câu thơ là sự cảm nhận và lí giải của tác giả về đất nước theo phương diện lịch sử - văn hoá. + Đất Nước gắn liền với một nền văn hóa lâu đời của dân tộc: những câu chuyện cổ tích, với ca dao, thần thoại; gắn với truyền thống văn hoá, phong tục của người Việt… + Đất Nước lớn lên trong đau thương vất vả cùng với những cuộc trường chinh không nghỉ của con người: những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm gắn với hình ảnh cây tre – biểu tượng cho sức sống bất diệt của dân tộc; sự lam lũ gian nan của cha, của mẹ… + Đất Nước gắn với những con người sống ân nghĩa, thủy chung… - Nghệ thuật: + Đoạn thơ đậm đặc chất liệu của văn hóa dân gian. Cùng với những hình ảnh giàu sức gợi cảm, đã gợi được chiều sâu của không gian, thời gian của lịch sử và văn hóa gắn với những thăng trầm của dân tộc. + Giọng điệu của đoạn thơ là giọng tâm tình, tha thiết, trầm lắng, trang nghiêm. 1,00 1,00 1,00 1,00 4 (Quá trình phân tích có dẫn chứng thơ) - Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. + Cách cảm nhận độc đáo sâu sắc của tác giả về Đất Nước . + Thể hiện ý thức của giới trẻ ở các đô thị miền Nam thời chống Mỹ về Đất Nước… 0,50 Lưu ý: Bài làm của thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau; cơ bản đạt được các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức thì vẫn cho điểm tối đa. Theo chương trình Nâng cao Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên gắn liền với thuỷ trình của hình tượng sông Hương trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông? ” của Hoàng Phủ Ngọc Tường a. Yêu cầu về kĩ năng Thí sinh biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; biết cách phân tích một hình tượng văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” (chủ yếu phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một), thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận… 0,50 Câu 3b ( 5,0đ) - Phân tích Vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên gắn liền với thuỷ trình sông Hương: + Ở thượng lưu, khởi nguồn của dòng chảy, giữa dòng Trường Sơn hùng vĩ, con sông có vẻ đẹp hoang dại, “phóng khoáng” đầy cá tính. Ra khỏi rừng, sông Hương “dịu dàng và trí tuệ” như “người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở”. + Ở ngoại vi thành phố Huế, sông Hương đã thay đổi tính cách. Nó uốn mình theo những “đường cong thật mềm”, màu nước như biến ảo, phản quang “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. Có lúc sông Hương “trầm mặc”, lúc lại mang vẻ đẹp “ triết lí, cổ thi”,… + Giữa lòng thành phố Huế, sông Hương đã “vui hẳn lên…mềm hẳn đi”. Nó chảy chậm, điệu chảy lững lờ với 1,00 1,00 0,50 5 đường nét tinh tế, đẹp như “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”…vì quá yêu và không muốn rời xa thành phố thân thương. + Trước khi từ biệt Huế, sông Hương “lưu luyến” đổi dòng gặp lại thành phố như nỗi vương vấn, “lẳng lơ kín đáo của tình yêu”,… 0,50 - Nghệ thuật: + Tác giả sáng tạo những trang văn đẹp tạo bởi kho từ vựng phong phú, uyển chuyển và giàu hình ảnh. + Biện pháp ẩn dụ, nhân hoá, so sánh,… gắn liền với những liên tưởng bất ngờ, thú vị. + Kết hợp nhuần nhuyễn bút pháp kể và tả làm nổi bật vẻ đẹp của dòng sông. 1,00 - Đánh giá chung về ý nghĩa và nghệ thuật khắc hoạ hình tượng: + Sông Hương là một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hoá, trở thành dòng sông bất tử, chảy mãi trong trí nhớ và tình cảm của người đọc. + Bồi đắp cho con người tình yêu quê hương, đất nước. 0,50 Lưu ý: Bài làm của thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau; cơ bản đạt được các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức thì vẫn cho điểm tối đa. ------Hết------
File đính kèm:
- DAP AN DE THI HK1 VAN 12 DONG THAP.pdf