Kiểm tra chất lượng học kì II Ngữ Văn Lớp 11 cơ bản
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra chất lượng học kì II Ngữ Văn Lớp 11 cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày 28/4/2010 Tiết 119, 120 KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II A/ MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : Giúp hs củng cố khắc sâu một số tri thức cơ bản ngữ văn vừa học trong học kì II. - Trên cơ sở kết quả bài làm của học sinh, giáo viên đánh giá chất lượng học tập bộ môn. 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng làm văn nghị luận, khả năng tư duy, phán đoán nhận diện vấn đề 3. Thái độ: GDHS thái độ học văn nghiêm túc, học phải gắn với hành B/ PHƯƠNG PHÁP: Kết hợp các hình thức kiểm tra: Điền từ, trắc nghiệm, tự luận C/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH : 1.Giáo viên : Nghiên cứu ra đề và đáp án, biểu điểm 2.Học sinh : Chuẩn bị kĩ phần nội dung đã ôn tập D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : I. Ổn định (1’) II. Kiểm tra. a.Hoạt động 1: Phát đề tận tay hs b.Hoạt động2: Theo dõi hs làm bài c. Hoạt động3: Thu bài ----------------------------------------------------------------------------------------------------- SỞ GD – ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT TÂN LÂM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN (11 CƠ BẢN) THỜI GIAN: 90’ (Không kể thời gian chép đề) --------------------------------------------------------------------------- Phần I: KIỂM TRA KIẾN THỨC CƠ BẢN (4đ) CÂU I: Hãy điền tên tác giả phù hợp vào ô trống trong bảng dưới đây:(2đ) STT TÊN TÁC GIẢ LỜI NHẬN XÉT 01 Được đánh giá là “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”; Thơ tác giả là tiếng thơ của niềm khát khao giao cảm với đời... 02 Nhà văn hiện thực xuất sắc; Ông vua phóng sự đất Bắc; Có sở trường viết về cuộc sống thành thị. 03 Thuộc nhóm thi sĩ đồng quê, hồn thơ chân quê, gần gũi với dân ca 04 Là một gương mặt tiêu biểu của thơ mới; Cái tôi nhà thơ ôm nỗi sầu vũ trụ, nỗi sầu nhân thế. 05 Là “vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng” (Nguyễn Ái Quốc); Quan niệm văn chương là vũ khí tuyên truyền yêu nước và cách mạng, khơi dòng cho loại văn chương trữ tình chính trị... 06 Thuộc “trường thơ loạn”, nằm trong nhóm thơ Bình Định – Qui Nhơn; Thi sĩ như “ngôi sao chổi xoẹt ngang qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa, rực rỡ của mình”. 07 Nhà văn hiện thực xuất sắc; Con người bề ngoài lạnh lùng, ít nói nhưng bên trong nội tâm luôn sục sôi, có khi căng thẳng; Văn chương thường trăn trở với cái nghèo đói làm hạ thấp phẩm giá con người... 08 Được tác giả Thi nhân Việt Nam xem là tiên sinh và mời ngồi chiếu trên của làng thơ mới; Văn chương ông được xem là cái gạch nối giữa hai thời đại văn học: trung đại và hiện đại. CÂU II. Phần trắc nghiệm: (1đ) Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1. Nghĩa tình thái trong câu là nghĩa biểu hiện: Thái độ, sự đánh giá của người nói được bộc lộ riêng qua các từ ngữ tình thái trong câu. Thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu Thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc được đề cập trong câu hoặc đối vói người nghe Thái độ, sự đánh giá của người nói đối với người nghe Câu 2. Hai câu thơ: Lời yêu mỏng mảnh như màu khói Ai biết lòng anh có đổi thay (Xuân Quỳnh, Hoa cỏ may) phảng phất tinh thần và câu chữ trong hai câu kết của bài thơ nào? Vội vàng Đây thôn Vĩ Dạ Tràng giang Tương tư Câu 3. Văn học hiện đại Việt Nam đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8/1945 có nội dung nào mà văn học trung đại chưa có? Tinh thần yêu nước Tính nhân đạo Tính hiện thực Sự thức tỉnh, trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi cá nhân Câu 4. Trong bản dịch tiếng Việt bài thơ Mộ (Chiều tối – Hồ Chí Minh), dịch giả Nam Trân đã không dịch từ nào? Mạn Cô Túc Dĩ CÂU III. Tìm 4 thành ngữ hoặc tục ngữ có nội dung gần với lối sống và kiểu “người trong bao”(1đ) Phần 2: TỰ LUẬN (6đ) Cảm nhận của anh (chị) về bốn câu kết trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” (Ngữ văn 11, ban chuẩn, tập hai, NXB GD,2006, trang 29) ---------------------------Hết--------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM Phần I: KIỂM TRA KIẾN THỨC CƠ BẢN (4đ) CÂU 1: (2đ) Điền đúng mỗi tác giả được 0.25đ Xuân Diệu Vũ Trọng Phụng Nguyễn Bính Huy cận Phan Bội Châu Hàn Mặc Tử Nam Cao Tản Đà CÂU II. Phần trắc nghiệm: (1đ) (Mỗi câu đúng được 0.25đ) Câu 1c Câu 2b Câu 3d Câu 4b CÂU 3.(1đ) Tìm đúng mỗi thành ngữ hoặc tục ngữ được 0.25đ Phần 2: TỰ LUẬN (6đ) YÊU CẦU CHUNG: Về kiến thức: Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về tác giả, về đặc điểm sáng tác thơ Huy Cận trước cách mạng, về bài thơ Tràng giang, trên cơ sở đó cảm nhận được những vẻ đẹp của khổ thơ về nội dung cũng như về nghệ thuật. Về kĩ năng: Nắm được kĩ năng làm văn nghị luận; biết diễn đạt bằng hành văn lưu loát, có cảm xúc, có chất nghị luận. YÊU CẦU CỤ THỂ: Học sinh có thể cảm nhận và trình bày theo nhiều cách khác nhau song về cơ bản yêu cầu cần đáp ứng được những ý sau: Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ Huy Cận thuộc thế hệ nhà thơ tiền chiến, là gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ mới. Trước cách mạng, thơ ông mang một nỗi buồn mênh mang, da diết về cuộc đời, kiếp người và quê hương đất nước. Tác phẩm Tràng giang, trích trong Lửa thiêng (1940), là bài thơ hay tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận. Thi phẩm là nỗi buồn cô đơn của con người trước cảnh trời nước cao rộng bất tận, thể hiện tình yêu quê hương đất nước của tác giả. Khổ kết bài thơ: khái quát được bút pháp nghệ thuật cũng như tư tưởng chủ đạo của bài Tràng giang. Thân bài: Cảm nhận chung: khổ thơ đã phác họa được bức tranh thiên nhiên mang phong vị cổ điển, tấm lòng yêu quê hương đất nước của thi sĩ a) Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên tráng lệ mang phong vị thơ cổ điển chứa chất nỗi cô đơn. Chú ý: + Cảm nhận các từ: Lớp lớp, đùn + Nghệ thuật đối lập giữa cánh chim nhỏ bé và vũ trụ bao la; hình ảnh cánh chim ước lệ + Ý vị cổ điển của hai câu thơ cùng nghệ thuật miêu tả của tác giả đã làm cho bức tranh phong cảnh trở thành bức tranh tâm trạng. Nó giúp cho người đọc hình dung, tưởng tượng nhà thơ một mình trước vũ trụ để cảm nhận cái vĩnh viễn, cái vô tận, vô cùng của không gian, thời gian đối lập với sự hữu hạn của kiếp người. b) Hai câu cuối: Bức tranh tâm trạng của thi nhân trước cảnh hoàng hôn, sông nước Chú ý các từ: dợn dợn, lòng quê, vời con nước; câu kết mang đậm phong vị Đường thi, gợi nhớ câu thơ của Thôi Hiệu Hai câu cuối dồn tụ ý tưởng bài thơ, giúp người đọc cảm nhận cội nguồn sâu xa tâm trạng buồn chán của thi nhân “lớp người buồn” trước cách mạng: nỗi buồn của “cái tôi” cô đơn, khao khát tình đời, tình người. Kết bài: Thơ mang nhạc điệu phong phú, từ ngữ hàm súc, tinh tế...đã đem lại cho Tràng giang một sự hài hòa, ý tình mới mẻ và sự trang trọng, cổ kính khi hoài vọng quê hương. Nhiều năm đã qua, song vẻ đẹp cùng nỗi buồn mà Tràng giang gợi lên vang vọng mãi tình yêu lớn lao đối với quê hương đất nước của Huy Cận. BIỂU ĐIỂM: Điểm 5 – 6: Bài làm đáp ứng tất cả các yêu cầu nói trên, thể hiện được sự sáng tạo mang dấu ấn riêng trong cảm nhận; chữ đẹp, không sai chính tả. Điểm 3 – 4: Bài làm đáp ứng được khoảng (50 – 80%) tất cả các yêu cầu nói trên; sai dưới 10 lỗi chính tả; nắm được kĩ năng làm văn nghị luận, diễn đạt tương đối lưu loát. Điểm 1 - 2: Bài làm đạt yêu cầu dưới mức điểm 3 – 4: nội dung nghèo nàn, kĩ năng làm văn nghị luận còn hạn chế, kĩ năng diễn đạt còn vụng về, còn sai nhiều lỗi chính tả. Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn; không làm bài để nộp giấy trắng hoặc viết... lung tung. * Lưu ý: Trên cơ sở hướng dẫn chấm và biểu điểm, giám khảo cần chấm bài một cách linh hoạt, sáng tạo; khuyến khích những bài làm có chất văn, có cảm thụ riêng. -------------------------------Hết-------------------------------
File đính kèm:
- de kiem tra hoc ki 2 van 11 ban chuan.doc