Kiểm tra chất lượng học kỳ 1 năm học 2007 -2008

doc8 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra chất lượng học kỳ 1 năm học 2007 -2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học 2007 -2008
Môn: Ngữ Văn – Lớp 9
 Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề )
Đề B
Phần trắc nghiệm ( tổng 3 điểm )

Câu 1 : Trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh, tác giả Lê anh Trà không đề cập đến điều gì trong cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ ?
Sự nghiệp cách mạng vĩ đại.
Những cống hiến về tư tưởng, lí luận trên các lĩnh vực chính trị, văn hoá, quân sự, ngoại giao, giáo dục…
Những vẻ đẹp văn hoá trong lối sống, sinh hoạt, làm việc, ứng xử.
Đạo đức của Bác.
Câu 2 :Đọc đoạn văn hội thoại sau và cho biết bạn Bìnhđã vi phạm phương châm hội thoại nào? 
 Cô giáo: Tại sao hôm nay bạn An nghỉ học?
 Bình: Thưa cô bạn ấy bị ồm ạ!
 Cô giáo: Em biết chắc như thế chứ?
 Bình: Thưa cô không ạ!
 Cô giáo: Không biết chắc sao em lại nói?
 Bình lúng túng, không biết trả lời thế nào, đành đứng im.
 A. Phương châm về lượng. B. Phương châm về chất.
Câu 3: “ Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ,. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa.”
 ( Nguyễn Dữ, Truyện Người con gái Nam Xương )
 Những từ xưng hô trongđoạn trích trên được dùng trong quan hệ nào là chủ yếu?
Quan hệ anh – em. B. Quan hệ vợ chồng.
 C Quan hệ bạn bè. D. Cả 3 loại quan hệ
Câu 4: Nhiệm vụ nào sau đây của văn bản thuyết minh theo em là quan trọng nhất?
A. Kể những câu chuyện thú vị xung quanh đối tượng .
 B. Làm rõ hình ảnh đối tượng.
 C. Cung cấp tri thức một cách khách quan, xác thực, hữu ích về đặc điểm, tính chất, cong dụng… của đối tượng. 
 D. Cách trình bày, giới thiệu, giải thích về đối tượng .
Câu 5: Trong các câu thơ sau đây, Nguyễn Du dùng bút pháp ước lệ để miêu tả ở những câu nào?
 A. Thoắt trông nhờn nhợt màu da
 Ăn chi cao lớn đẫy đà làm sao ( tả Tú Bà)
 B. Quá niên trạc ngoại tứ tuần
 Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao ( tả Mã Giám Sinh)
 Hài văn lần bước dặm xanh,
 Một vùng như thể cây quỳnh, cành giao (tả Kim Trọng)
 Râu hùm, hàm én, mày ngài,
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.( tả Từ Hải)
Câu 6: Trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du vừa miêu tả chân dung, vừa lồng vào đó dự báo số phận mỗi nhân vật. Theo em, những từ ngữ nào sau đây đặc tả điều đó?
 A. thua B. nhường C. sắc sảo D. mặn mà
 E. thông minh F. ghen G. hờn H.thiên Bạc mệnh

Câu 7: Nội dung chính của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là gì?
 Ca ngợi cảnh đẹp của Sa Pa.
 Kể về người hoạ sĩ già sắp về hưu mà vẫn hăng hái sáng tác.
 Kể về một cô kĩ sư mới ra trường tình nguyện lên miền núi công tác.
 Ca ngọi những người lao động bình thường mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng, thầm lặng chấp nhận khó khăn gian khổ, luôn luôn tìm thấy ý nghĩa và niềm vui trong lao động và cuộc sống.
Câu 8: Dựa vào văn cảnh trong các câu văn sau, em hãy thay các phương ngữ in đậm bằng những từ ngữ có trong ngôn ngữ toàn dân:
 Cởu ta rất nghiền đá banh ……………………………….
Câu 9: Có những biện pháp tu từ nào được dùng trong câu Kiều sau của Nguyễn Du:
	Mai cốt cách, tuyết tinh thần
 	 Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai
………………………………………………………………………………

Phần tự luận ( 7 điểm ):
Câu 1: ( 3 điểm ): Từ cách hiểu của em về đoạn trích Thuý Kiều báo ân báo oán – trích Truyện Kiều của Nguyễn Du, hãy viết một đoạn văn miêu tả phiên toà xử án Hoạn thư, trong đó kết hợp sử dụng yếu tố nghị luận để bàn về diễn biến tâm lý nhân vật Thuý Kiều.
Câu 2. ( 4 điểm ): Cẩm nhận của em về đời sống vất vả và vẻ đẹp của người dân Tà - ôi trong kháng chiến qua đoạn thơ sau:
 Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
 	 Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
 	 Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
 	 Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
 	Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
 	Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối 
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời
Ngủ ngoan a- kay ơi, ngủ ngoan a- kay hỡi
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau con	lớn vung chày lún sân. 
 ( Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm )



đề a
Phần trắc nghiệm ( 3điểm )
Câu 1: Theo tác giả Lê Anh Trà, những yếu tố nào làm nên Phong cách Hồ Chí Minh?
Sự tiếp xúc, am hiểu văn hoá của nhiều dân tộc, nhiều vùng trên thế giới.
Biết nhiều thứ tiếng nước ngoài, làm nhiều nghề khác nhau.
Có cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được.
Tất cả những ý trên.
Câu 2: Đọc mẫu chuyện:
 ( Trong giờ Địa lí )
Thầy: Em hãy nói cho tôi biết, châu Phi ở đâu?
Trò: Thưa thầy, ở trang 5 SGK tập II ạ.
	( Theo Tiền phong chủ nhật, số28/ 2005 )
Theo em, câu trả lời của bạn HS trong câu chuyện trên vi phạm phương châm hội thoại nào đã học?
	A. Phương châm về chất .	B. Phương châm về lượng.
Câu 3: Những đối tượng nào sau đây là đối tượng để thuyết minh?
Sự vật, sự việc 	C. Thể loại văn học
Hiện tượng	 D. Tất cả những đối tượng trên
Câu 4: Khi báo ân Thúc Sinh, Thuý Kiều đã gọi chàng là cố nhân, người cũ là để biểu thị s gì?
Thúc Sinh đã già.
Thuý Kiều sợ Hoạn Thư.
Chàng chỉ là người quen trong quá khứ đã xa.
Thể hiện được ân nghĩa với Thúc mà vẫn tế nhị với Từ.
Câu 5: qua đoạn trích Chị em Thuý Kiều, em hiểu như thế nào về bút pháp nghệ thuật ước lệ?
sử dụng những quy ước trong biểu hiện nghệ thuật như dùng hình tượng thiên nhiên đẹp để nói về vẻ đẹp của con người.
Miêu tả tỉ mỉ, chi tiết, theo một quy tắc có sẫnnò.
Nghiêng về nghệ thuật gợi, tác động đến người đọc thông qua sự phán đoán , trí tưởng tượng chứ không miêu tả cụ thể, chi tiết.
Gồm A và C
Câu 6: Trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, Nguyễn Du đã khắc hoạ thành công sự đối lập nào?
Đối lập giữa Mã Giám Sinh với Kiều.
Đối lập giữa vai trò Mã đang đóng với lời nói, cử chỉ, hành vi của gã.
Đối lập Mã Giám Sinhvới bọn tôi tớ.
Đối lập giữa thầy tớ Mã Giám Sinh với gia đình Thuý Kiều. 
Câu 7: Đâu là nét đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Làng – Kim Lân?
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, tả cảnh ngụ tình.
Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật.
Nghệ thuật nghị luận chặt chẽ, lô gíc.
Nghệ thuật xây dựng cốt truyện.
Câu 8: Dựa vào văn cảnh trong các câu văn sau, em hãy thay các phương ngữ in đậm bằng những từ ngữ có trong ngôn ngữ toàn dân:
Con có chọ con dao để ở mô không…………………………………………
Dạo này sao trông cậu ốm quá vậy?................................................................
Cậu mự đi đường xa có mệt lắm không a.!..................................................... 
Ăn cơm xong con rửa chén nhé ……………………………………………..
Câu 9: Chỉ ra biện pháp tu từ được dùng trong câu Kiều sau của Nguyễn Du:
	Chót đà gây việc chông gai
	Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng
Phần tự luận: ( 7 diểm )
Câu 1 ( 3 đ ): Tóm tắt văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương”, Trích Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, (khoảng 15 dòng )
Câu 2 ( 4 đ ): Phân tích đoạn tho sau để làm nổi bật đời sống vất vả và vẻ đẹp của người dân Tà - ôi trong kháng chiến:
	Em cu tai ngủ trên lưng mẹ ơi
	Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
	Mẹ đi chuyển lán, mẹ đi đạp rừng
	Thằng Mĩ đuổi ta phải rời con suối
	Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông
	Mẹ dịu em đi để giành trận cuối

	
	Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường
	Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn.
	Ngủ ngoan a- kay ơi, ngủ ngoan a- kay hỡi
	Mẹ thương a-kay, mẹ thương đất nước 
	Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ
	Mai sau con lớn thành người tự do…
	( Khúc hát du những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm )















đáp án
Đề a

 
Phần trắc nghiệm
Câu 1: D (0,25 đ )
Câu 2: B ( 0,25 đ )
Câu 3 : D ( 0,25 đ )
Câu 4 : D ( 0,25 đ )
Câu 5: D ( 0,5 đ )
Câu 6: B ( 0,25 đ )Câu 7: B ( 0,25 đ )
Câu 8: a) Thay chọ: thấy; mô: đâu
 b) Thay ốm: gầy
 c) Thay mự: mợ
 d) Thay chén: bát
 ( Đúng cả cho 0,5 đ )
Câu 9: Đúng 2 phép ẩn dụ: - chông gai: chỉ những lần Hoạn Thư hành hạ Kiều.
 -Lượng bể: chỉ tấm lòng cao thượng của Kiều. ( 0,5 đ )
Phần tự luận
Câu 1: 
* Bám sát các sự kiện chính làm phát triển cốt truyện, bộc lộ tính cách, số phận nhân vật và chủ đề tác phẩm:
 - Giới thiệu khái quát tình cảnh gia cảnh Vũ Nương . ( 0,25 đ )
 - Chia tay chồng đi lính, nàng dặn… ( 0 , 25 đ )
 - ở nhà nàng chăm nuôi, ma chay cho mẹ, yêu thương con, thường chỉ vào bóng trên tường dỗ con ( 0,25 đ )
 - Trương Sinh về, không hiểu câu nói con trẻ, nghĩ oan cho vợ ( 0,25 đ )
 - Nàng tự vẫn với lời cầu nguyện…. ( 0,25 đ )
 - Gặp người cùng làng ở cung nước rùa thần, Vũ Nương giãi bầy tâm sự và gửi chiếc thoa vàng làm tin ( 0,25 đ )
 - Hiểu sự tìn, chàng Trương lập đàngiải oan cho nàng ( 0,25 đ )
- Vũ Nương hiện trên một chiếc kiệu… đa tạ tình chàng, rồi chốc lát biến đi mất.
 ( 0,25 đ )
* Chữ sạch đẹp, sai chính tả không quá 2 lỗi. ( 0,5 đ )
* Giữ được linh hồn tác phẩm: sử dụng được một số từ ngữ, hình ảnh của nguyên tác. Độ dài khoảng 15 dòng ( 0,5 đ) 
Câu 2: 
Hình thức
- Đảm bảo là một văn bản, không sai quá 5 lỗi chính tả, ngữ pháp cơ bản ( 0,5 đ )
- Diễn đạt sáng rõ, có lô gíc; trình bày ý theo hệ thống lập luận ( 0,5 đ )
Nội dung
Bài làm biết bám sát văn bản nghệ thuật để phân tích và làm sáng rõ được các ý sau:
- Đời sống vất vả của người dân Tà - ôi: trẻ già gái trai, cha mẹ anh chị em đều bị kéo vào nhịp sống thời chiến: cầm súng, cầm chông, phải rời con suối ( nguồn sống của người Tà- ôi ). Đặc biệt là người mẹ vừa địu con vừa đạp rừng chuển lán. ( 1 đ )
- Tất cả những việc làm trên cũng chứng tỏ ở họ một tinh thần xả thân cho cuộc kháng chiến chung của dân tộc, của quê hương Binh Trị Thiên ( 1 đ )
- Và bất luận trong vất vả, căng thẳng thé nào người mẹ vẫn giành cho con tình yêu da diết : con vẫn nằm trên lưng mẹ và ngọt ngào trong khúc hát ru, trong lời ru còn có cả những ước mơ lớn lao cao cả: được thấy Bác Hồ, thấy con mẹ, dân tộc mình thành người tự do . Tình yêu con hài hoà trongtình yêu cách mạng, yêu đất nước ( 1 đ ) 



































đáp án đề b

Phần trắc nghiệm
Câu1: 	A, B , C ( đúng cả cho 0,5 đ )
Câu 2:	 B ( 0,25 đ )
Câu 3: 	B ( 0,25 đ )
Câu 4: 	C ( 0,25 đ )
Câu 5: 	C, D ( 0,5 đ )
Câu 6: 	A, B , F , G ( Đúng cả cho 0,25 đ )
Câu 7: 	D ( 0,25 đ )
Câu 8: 	ghiền: ham mê
	Banh: đá bóng ( Đúng cả cho 0,25 đ )
Câu 9: 	Đúng, chỉ 2 biện pháp so sánh trong câu lục bát ( 0,5 đ )
Phần tự luận
Câu 1
- Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
* Bám các sự kiện chính làm phát triển cốt truyện,bộc lộ tính cách nhân vậtvà chủ đề tác phẩm:
+ Miêu tả khái quát phiên toà ( 0,25 đ )
+ Thái độ ban đầu : mát mẻ, chua chát và đầy quyết liệt của Kiều ( 0,25 đ )
+ Các bước tấn công của Hoạn Thư 	 ( 0,5 đ )
+ Kiều phân vân, lúng túng,… và cuối cùng là tha bổng ( 0,5 đ )
* Có yếu tố nghị luận đan xen trong miêu tả:
+ Đưa ra được những lý lẽ so sánh, lý giải hoặc lời bình về sự cứng rắn già dặn trong ngôn ngữ và thái độ của Kiều ( ban đầu ) ( 0,5 đ )
+ Lý giải được nguyên nhân làm Kiều thay đổi : Do Hoạn Thư quá tinh ma, đánh công vào tâm lý Kiều một cách bài bản,… mà Kiều thì bản chất, tính cách luôn là người cao thượng nên đã tha bổng cho nó ( 0 ,5 đ ) 
* Chữ sạch, đẹp, sai chính tả không quá 2 lỗi ( 0,25 đ )
* Giữ được tinh hoa tác phẩm: sử dụng được một số từ ngữ, hình ảnh của nguyên tác. Độ dài koảng 15 dòng ( 0,25 đ)
Câu 2 
Hình thức: * Đảm bảo là một văn bản, không sai quá 5 lỗi chính tả, ngữ pháp cơ bản
 ( 0,5 đ )
 * Diễn đạt sáng rõ, có lô gíc; trình bày ý theo hệ thống lập luận ( 0,5 đ )
Nội dung: Bài làm biết bám văn bản nghệ thuật để phân tích và làm sáng rõ được các ý sau:
 + Đời sống vất vả của mọi người dân Tà - ôi: người mẹ vừa địu con vừa giã gạo, mồ hôi rơi, vai gầy. Em bé cũng phải theo cái khó nhọc của mẹ: giấc ngủ nghiêng trên vai mẹ gầy nhấp nhô ( 1 đ )
 + Dù bận con thơ mẹ vẫn giã gạo nuôi quân chứng tỏ một sự hi sinh cho cuộc kháng chiến chung của dân tộc, của quê hương Bình Trị Thiên ( 0,5 đ )
 + Và bất luận trong vất vả, căng thẳng thế nào người mẹ vẫn giành cho con tình yêu da diết: hương đưa nôi và tim hát thành lời ngọt ngào ru. Trong lời ru có cả những ước mơ bình dị: con thành người lao động giỏi, có cả tình thương bồ đội . Tình yêu con hài hoà trong tình yêu cách mạng, yêu đất nước. ( 1,5 đ )

 	

















 
	
	












 
 


File đính kèm:

  • docDe Dap an kiem tra hoc ky I.doc
Đề thi liên quan