Kiểm tra chất lượng học kỳ I môn: Công nghệ 8 năm học: 2009 - 2010 trường THCS Đạ M’rông

doc7 trang | Chia sẻ: baobao21 | Lượt xem: 1071 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra chất lượng học kỳ I môn: Công nghệ 8 năm học: 2009 - 2010 trường THCS Đạ M’rông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT ĐAM RÔNG
TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG
HỌ VÀ TÊN: LỚP: 8A
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
Môn: Công nghệ 8
Năm học: 2009 - 2010
Ngày thi :  / 12/2009
ĐIỂM
NHẬN XẾT CỦA GIÁO VIÊN
ĐỀ BÀI
A. TRẮC NGHIỆM (4đ)
I. Hãy đánh dấu X vào câu trả lời đúng nhất. (3đ)
Câu 1. Hình chiếu của một vật thể gồm có:
 A. Hình chiếu đứng.	B. Hình chiếu cạnh.	C. Hình chiếu bằng.	D. Cả A, B, C.
Câu 2. Hình chiếu đứng có hướng chiếu:
 A. Từ trái sang. 	B. Từ phải sang. C. Từ trước tới. D. Từ trên xuống.
Câu 3. Hình chiếu bằng ở vị trí nào của hình chiếu đứng:
 A. Phía trên. B. Phía dưới. C. Bên phải. D. Bên trái.
Câu 4. Dụng cụ nào được làm bằng vật liệu kim loại:
 A. Khung xe đạp, đế bàn là, vỏ máy tính.	B. Lưỡi cuốc, lốp xe, quả bóng.
 C. Khung xe đạp, đế bàn là, lưỡi cuốc. D. Vỏ máy tính, lốp xe, quả bóng.
Câu 5. Thành phần chủ yếu của kim loại đen là:
 A. Đồng và nhôm.	B. Sắt và đồng. 	C. Thép và gang.	 D. Sắt và cacbon.
Câu 6. Trình tự đọc bản vẽ chi tiết:
 A. Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kỹ thuật, tổng hợp.
 B. Kích thước, khung tên, tổng hợp, hình biểu diễn, yêu cầu kỹ thuật.
 C. Hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kỹ thuật, khung tên, tổng hợp.
 D. Tổng hợp, khung tên, hình biểu diễn, yêu cầu kỹ thuật, kích thước.
II. Điền nội dung kiến thức phù hợp vào bảng trống để hoàn chỉnh câu sau: (1đ)
1. Khi lắp chi tiết, . được đặt vào chi tiết và quay  kim đồng hồ.
2. Khi quay tay quay  kim đồng hồ, má động .. má tĩnh, vật được tháo ra.
B. LÝ THUYẾT (3đ)
Câu 1. Thế nào là bản vẽ kỹ thuật? Bản vẽ cơ khí và bản vẽ xây dựng dùng trong các công việc gì?
Câu 2. Thế nào là bản vẽ lắp? Bản vẽ lắp dùng để làm gì? 
Câu 3. Nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí?
C. THỰC HÀNH (3đ)
Vật thể
Hình chiếu
 A
 B
 C
 D
1
2
3
4
Bài 1. Đánh dấu X vào bảng để chỉ rõ sự tương ứng giữa các hình chiếu và vật thể. 
1
2
3
4
A
B
C
D
Bài 2. Đánh dấu X vào bảng để chỉ rõ sự tương ứng giữa các hình chiếu và vật thể.
Vật thể
Hình chiếu
A
B
C
D
1
2
3
4
1
2
3
4
A
B
C
D
ĐÁP ÁN
A. TRẮC NGHIỆM (4đ)
I. Khoanh tròn vào câu trả lời đúng. (3đ)
Câu 1. d	Câu 2. c	Câu 3. b	Câu 4. c	Câu 5. d	Câu 6. a
II. Điền nội dung kiến thức phù hợp vào bảng trống để hoàn chỉnh câu sau: (1đ)
-Khi lắp chi tiết, dụng cụ lắp được đặt vào chi tiết và quay thuận chiều kim đồng hồ.
-Khi quay tay quay ngược chiều kim đồng hồ, má động lùi xa má tĩnh, vật được tháo ra.
B. LÝ THUYẾT (3đ)
Câu 1. Thế nào là bản vẽ kỹ thuật? Bản vẽ cơ khí và bản vẽ xây dựng dùng trong các công việc gì?
- Bản vẽ kỹ thuật (bản vẽ) trình bày các thông tin kỹ thuật dưới dạng các hình vẽ và các ký hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỷ lệ.
+ Bản vẽ cơ khí: dùng trong ngành chế tạo máy và thiết bị.
+ Bản vẽ xây dựng: dùng trong ngành kếin trúc và xây dựng
Câu 3. Thế nào là bản vẽ lắp? Bản vẽ lắp dùng để làm gì? 
- Bản vẽ lắp diễn tả hinh dạng kết cấu của sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết máy của sản phẩm.
- Bản vẽ lắp dùng lắp ráp các chi tiết.
Câu 5. Nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí?
-Tính chất vật lý: nhiệt độ nóng chảy, dẫn nhiệt, dẫn điện.
-Tính chất công nghệ: khả năng gia công của vật liệu, tính đúc, tính hàn, tính rèn.
-Tính chất cơ học: tính cứng, tính bền, tính dẻo.
-Tính chất hóa học: tính chịu axít, chống ăn mòn.
C. THỰC HÀNH (3đ)
Bài1. Đánh dấu X vào bảng để chỉ rõ sự tương ứng giữa các hình chiếu và vật thể 
Vật thể
Hình chiếu
A
B
C
D
 1
X
2
X
3
X
4
X
Bài 2. Đánh dấu X vào bảng để chỉ rõ sự tương ứng giữa các hình chiếu và vật thể 
Vật thể
Hình chiếu
A
B
C
D
 1
X
2
X
3
X
4
X
ĐỀ B
A. TRẮC NGHIỆM (4đ)
I. Hãy đánh dấu X vào câu trả lời đúng nhất. (3đ)
Câu 1. Hình chiếu của một vật thể gồm có:
	a) Hình chiếu đứng 	b) Hình chiếu cạnh	c) Hình chiếu bằng	d) Cả 3 đều đúng.
Câu 2. Hình chiếu đứng ở vị trí nào của hình chiếu bằng:
	a) Bên phải	b) Bên trái	c) Phía trên	d) Phía dưới
Câu 3. Hình chiếu bằng có hướng chiếu:
	a) Từ trên xuống.	b) Từ trước tới.	c) Từ phải sang.	d) Từ trái sang.
Câu 4. Dụng cụ nào được làm bằng vật liệu phi kim loại:
	a) Khung xe đạp, đế bàn là, vỏ máy tính.	b) Khung xe đạp, đế bàn là, lưỡi cuốc.
	c) Lưỡi cuốc, lốp xe, quả bóng.	d) Vỏ máy tính, lốp xe, quả bóng.
Câu 5. Kim loại màu chủ yếu là:
	a) Đồng và hợp kim của đồng.	b) Nhôm và hợp kim của nhôm.
	c) Cả 2 câu trên đều đúng.	d) Cả 2 câu trên đều sai.
Câu 6. Trình tự đọc bản vẽ lắp:
	a) Hình biểu diễn, kích thước, phân tích chi tiết, khung tên, tổng hợp, bảng kê.
	b) Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước, phân tích chi tiết, tổng hợp.
	c) Kích thước, khung tên, tổng hợp, hình biểu diễn, bảng kê, phân tích chi tiết.
	d) Tổng hợp, khung tên, hình biểu diễn, bảng kê, phân tích chi tiết, kích thước.
II. Điền nội dung kiến thức phù hợp vào bảng trống để hoàn chỉnh câu sau: (1đ)
Khi tháo chi tiết, ____________________ được đặt vào chi tiết và quay ____________________ kim đồng hồ.
Khi quay tay quay _______________________ kim đồng hồ, má động ___________________ má tĩnh, vật được kẹp chặt.
B. LÝ THUYẾT (3đ)
Câu 1. Thế nào là hình chiếu của một vật thể? Có các phép chiếu nào, đặc điểm của từng phép chiếu? 
Câu 2. Thế nào là bản vẽ chi tiết? Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì? 
Câu 3. Trình bày công dụng của thước lá? Công dụng của thước cặp? Nêu cấu tạo của thước cặp. 
C. THỰC HÀNH (3đ)
Bài 1. Đánh dấu X vào bảng để chỉ rõ sự tương ứng giữa các hình chiếu và vật thể
1
2
3
4
Vật thể
Hình chiếu
A
B
C
D
 1
2
3
4
A
B
C
D
Bài 2. Đánh dấu X vào bảng để chỉ rõ sự tương ứng giữa các hình chiếu và vật thể. 
Vật thể
Hình chiếu
A
B
C
D
 1
2
3
4
1
2
3
4
A
B
C
D
 ĐÁP ÁN_B
A. TRẮC NGHIỆM (4đ)
I. Khoanh tròn vào câu trả lời đúng. (3đ)
Câu 1. d	Câu 2. c	Câu 3. a	Câu 4. d	Câu 5. c	Câu 6. b
II. Điền nội dung kiến thức phù hợp vào bảng trống để hoàn chỉnh câu sau: (1đ)
Khi tháo chi tiết, dụng cụ tháo được đặt vào chi tiết và quay ngược chiều kim đồng hồ.
Khi quay tay quay thuận chiều kim đồng hồ, má động tiến vào má tĩnh, vật được kẹp chặt.
B. LÝ THUYẾT (3đ)
Câu 1. Thế nào là hình chiếu của một vật thể? Có các phép chiếu nào, đặc điểm của từng phép chiếu? 
- Khi chiếu một vật thể lên MP, hình nhận được trên MP đó gọi là HC của vật thể.
+Có các phép chiếu: 
- PC xuyên tâm: các tia chiếu đồng quy ở một điểm.
- PC song song: các tia chiếu song song với nhau.
- PC vuông góc: các tia chiếu vuông góc với MP chiếu.
Câu 2. Thế nào là bản vẽ chi tiết? Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì? 
-Bản vẽ chi tiết bao gồm các hình biểu diễn, các kích thước và các thông tin cần thiết khác để xác định chi tiết máy. Bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết máy.
Câu 3. Trình bày công dụng của thước lá? Công dụng của thước cặp? Nêu cấu tạo của thước cặp. 
-Thước lá: dùng đo độ dài của chi tiết hoặc xác định kích thước của sản phẩm.
-Thước cặp: dùng đo đường kính trong, đường kính ngoài, chiều sâu lỗ.
-Cấu tạo của thước cặp: 1. Cán; 2 (7). Mỏ; 3. Khung động; 4. Vít hãm; 5. Thang chia độ chính; 6. Thước đo chiều sâu; 8. Thang chia độ của du xích.
C. THỰC HÀNH (3đ)
Bài1. Đánh dấu X vào bảng để chỉ rõ sự tương ứng giữa các hình chiếu và vật thể 
Vật thể
Hình chiếu
A
B
C
D
 1
X
2
X
3
X
4
X
Bài 2. Đánh dấu X vào bảng để chỉ rõ sự tương ứng giữa các hình chiếu và vật thể 
Vật thể
Hình chiếu
A
B
C
D
 1
X
2
X
3
X
4
X

File đính kèm:

  • docCN8 HKI.doc