Kiểm tra chất lượng học kỳ I môn ngữ văn 7 - Thời gian: 90 phút

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra chất lượng học kỳ I môn ngữ văn 7 - Thời gian: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PGD&ĐT TÂN UYÊN
TRƯỜNG THCS KHÁNH BÌNH
GVBM: Nguyễn Phương Thúy
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
Môn Ngữ Văn 7 - Thời gian: 90 phút
Năm học: 2013-2014
I- TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Chọn câu trả lời đúng đánh dấu X vào ô của phiếu
II- TỰ LUẬN: (7 điểm)

SƠ ĐỒ MA TRẬN KIỂM TRA HỌC KỲ I

Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng



Thấp
Cao


TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL

Chủ đề 1: Văn bản
Tác phẩm trữ tình, ca dao-dân ca, thơ Đường, thơ hiện đại Việt Nam
Số câu: 4
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Nhớ lại các đặc điểm của tác phẩm trử tình, ca dao-dân ca
2
0,5

Hiểu được các bài thơ đã học: Tiếng Gà trưa, hồi hương ngẫu thư
2
0,5










Số câu: 4 (TN)
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Chủ đề 2: Tiếng việt:
Các lớp từ, nghĩa của từ, cụm từ

Số câu: 6
Số điểm: 3,25
Tỉ lệ: 32,5%
Xác định được từ Hán việt, từ đồng nghĩa
2
0,5

Hiểu nghĩa và cách sử dụng từ như thế nào đúng nghĩa
3
0,75


Phân biệt ý nghĩa quan hệ từ
1
2



Số câu: 6(5TN-1TL) 
Số điểm: 3,25
Tỉ lệ: 32,5%
Chủ đề 3: Tập làm văn
Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản, các kiểu văn bản
- Viết bài văn biểu cảm
Số câu: 4
Số điểm: 5,75
Tỉ lệ: 57,5%
Nắm được tính liên kết trong văn bản, nhớ lại đặc điểm văn bản biểu cảm


2
0,5

Biết được các bước tạo lập văn bản






1
0,25




Viết bài văn biểu cảm




1
5





Số câu: 4 (3TN-1TL)
Số điểm: 5,75
Tỉ lệ: 57,5%
Số câu: 14
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
Số câu: 6
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 6
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 2
Số điểm: 7
Tỉ lệ: 70%
Số câu: 14
Số điểm: 10
Tỉ lệ:100%
 
 Người ra đề

 PGD&ĐT TÂN UYÊN
TRƯỜNG THCS KHÁNH BÌNH
Đề tham khảo
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
Môn Ngữ Văn 7 - Thời gian: 90 phút
Năm học: 2013-2014
I- TRẮC NGHIỆM: (3điểm)
Câu 1: Tác phẩm trữ tình là:
A. Những văn bản viết bằng thơ
B. Những tác phẩm kể lại một câu chuyện cảm động
C. Thơ và tùy bút
D. Những văn bản thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả
Câu 2: Ý nào dưới đây diễn đạt chính xác nội dung định nghĩa “ Ca dao, dân ca”?
A. Đó là những tác phẩm văn học truyền miệng
B. Đó là những bài thơ được truyền tụng từ xưa đến nay
C. Đó là những bài thơ- bài hát trữ tình dân gian
D. Đó là những bản nhạc do nhân dân lao động sáng tạo nên
Câu 3: Hình ảnh nổi bật xuyên suốt bài thơ “ Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh là:
A. Quả trứng hồng
B. Tiếng gà trưa
C. Người chiến sĩ
D. Người bà
Câu 4: Bài thơ “ Hồi hương ngẫu thư” ghi lại sự việc gì?
A. Ghi lại sự việc và tâm trạng của tác giả lúc thăm quê sau bao năm xa cách
B. Ghi lại sự việc của tác giả lúc đặt chân về thăm quê sau bao năm làm việc xa quê
C. Ghi lại tâm trạng của tác giả vào lúc đặt chân về thăm quê sau bao năm làm việc xa quê
D. Ghi lại cảm xúc của tác giả khi nhớ về quê mình
Câu 5: Từ nào dưới đây là từ ghép Hán Việt?
A. Mưa gió C. Chiếu chăn
B. Chinh phụ D. Xanh xanh
Câu 6: Chọn từ đồng nghĩa với từ “ trong” trong câu thơ:
 “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
A. Trong sáng C. Trong trắng
B. Trong trẻo D. Tinh khiết
Câu 7: Thành ngữ nào sau đây có nghĩa “ Phải thường xuyên ôn luyện, rèn giũa thì mới nắm chắc được kiến thức và thành thạo công việc”?
A. Tận tâm tận lực
B. Trí dũng song toàn
C. Văn ôn võ luyện
D. Tâm đầu ý hợp
Câu 8: Nếu viết “ Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng xóa, man mác hương vị ngàn hoa cỏ” thì từ nào dùng không đúng nghĩa?
A. Hương vị
B. Giọt sữa
C.Man mác
D. Trắng xóa
Câu 9: Trong các phương án sau, phương án nào là thành ngữ?
A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
B. Gần mục thì đen, gần đèn thì sáng
C. Lừ đừ như ông từ vào đền
D. Bán chị em xa mua láng giềng gần
Câu 10: Liên kết là gì?
A. Là một tính chất quan trọng
B. Là một trong những tính chất quan trọng
C. Là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản
D. Là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản làm cho văn bản có nghĩa trở nên dễ hiểu
Câu 11: Thế nào là một văn bản biểu cảm?
A. Kể lại một câu chuyện cảm động
B. Bàn luận về một hiện tượng đời sống
C. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc, đánh giá của con người đới với thế giới xung quanh để khiêu gợi sự đồng cảm của người đọc.
 D. Được viết bằng thơ
Câu 12: Quá trình tạo lập văn bản được sắp xếp theo thứ tự như thế nào?
A. Tìm ý, định hướng, kiểm tra, viết bài
B. Viết bài, tìm ý, kiểm tra, định hướng
C. Định hướng, tìm ý, viết bài, kiểm tra
D. Định hướng, viết bài, kiềm tra, tìm ý
II- TỰ LUẬN: (7điểm)
Câu 1: (2điểm) Phân biệt ý nghĩa của hai câu có quan hệ từ “nhưng” sau đây:
 - Nó gầy nhưng khỏe
 - Nó khỏe nhưng gầy
Câu 2: (5điểm)
 Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “ Cảnh khuya” của chủ tịch Hồ Chí Minh


 Người ra đề



 
 Nguyễn Phương Thúy


















PGD&ĐT TÂN UYÊN
TRƯỜNG THCS KHÁNH BÌNH
ĐÁP ÁN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
Môn Ngữ Văn 7 
Năm học: 2013-2014

I- TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
C
B
A
B
B
C
D
A
D
C
C

II- TỰ LUẬN: (7điểm)
Câu 1: (2điểm)
“ Nhưng” biểu thị ý khen
“ Nhưng” biểu thị ý chê
Câu 2: (5điểm)
* Hình thức: (1điểm)
 Bài viết đầy đủ các phần, không sai lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
* Nội dung: (4điểm)
a- Mở bài: (0,5điểm)
- Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya (tác giả, thể thơ, hoàn cảnh sáng tác…).
- Hoàn cảnh tiếp xúc với bài thơ.
- Cảm nhận khái quát về bài thơ.
b- Thân bài: (3 điểm).
- Hai câu đầu tả cảnh khuya nơi núi rừng ở chiến khu Việt Bắc.
+ Tác giả dùng phép so sánh (câu 1), điệp từ “lồng”, hai vế tiểu đối (câu 2).
+ Cảnh thiên nhiên rất đẹp và đầy chất thơ, có âm thanh trong trẻo, có ánh sáng lung linh, huyền ảo.
- Hai câu cuối diễn tả tâm tình của Bác.
+ Điệp ngữ chuyển tiếp làm cho âm điệp vần thơ nhịp nhàng, triền miên như dòng chảy của cảm xúc.
+ Tình yêu thiên nhiên hòa quyện cùng tình yêu nước trong tâm hồn Bác.
c- Kết bài (0,5 điểm):
- Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt kiệt tác.
- Đọc thơ Bác, ta càng yêu và biết ơn Bác hơn


 Người ra đề



 
 Nguyễn Phương Thúy







File đính kèm:

  • docDe thi tham khao Van 7 HKI nam hoc 20132014.doc
Đề thi liên quan