Kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Vật lý 6 - Trường THCS Tân Đồng

doc6 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 653 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Vật lý 6 - Trường THCS Tân Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 1
Trường THCS Tân Đồng	KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
Họ tên : 	MÔN : VẬT LÝ 6
Lớp : ..	Thời gian : 45 phút.
Điểm :
Lời phê của thầy cô giáo :
I. Trắc nghiệm : (3 điểm) Em hãy khoanh tròn vào chữ cái ở đầu mỗi ý trả lời mà em cho là đúng nhất:(Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu 1 : Hình bên diễn tả quá trình đo thể tích của vật
rắn không thấm nước. Hãy cho biết thể tích của vật rắn
là bao nhiêu?
	a. 50cm3.	b. 150 cm3.
	c. 200 cm3.	d. 250 cm3.
Câu 2 : Một vật có khối lượng 1kg sẽ có trọng lượng là :
	a. 0,1 N.	b. 1 N.
	c. 10 N.	d. 100 N.
Câu 3 : Để đo lực ta dùng dụng cụ gì ?
	a. Bình chia độ.	b. Cân rôbecvan.
	c. Lực kế.	d. Thước dây.
Câu 4 : Hãy cho biết bình chia độ ở hình bên cạnh có GHĐ và ĐCNN
là bao nhiêu:
	a. GHĐ là 10 dm3,ĐCNN là 0 dm3.
	b. GHĐ là 10 dm3,ĐCNN là 0,5 dm3.
	c. GHĐ là 10 dm3,ĐCNN là 1 dm3.
	d. GHĐ là 10 dm3,ĐCNN là 10 dm3.
Câu 5 : Đơn vị của thể tích là :
	a. m.	b. m3.	c. kg.	d. N.
Câu 6 : Khi kéo một thùng nước có khối lượng 15 kg từ dưới giếng 
lên thì ta phải tác dụng vào thùng một lực F là :
a. 15 N.	b. 150 N.
c. 200 N.	d. Cả b và c đều được.
II. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để được kết luận đúng :(1 điểm)
	Trọng lực có phương .và có chiều 
II. Tự luận : (6 điểm)
Câu 1 : Hình sau diễn tả cách đo thể tích 
của vật rắn không thấm nước. Em hãy diễn
tả bằng lời cách đo để tích vật rắn không 
thấm nước khi vật rắn không bỏ lọt bình 
chia độ và cho biết thể tích của vật rắn là 
bao nhiêu ? (1,5 điểm)
Câu 2 : Khi xây những bức tường hay những cái cột, những người thợ xây phải sử dụng dụng cụ gì? Tại sao lại phải sử dụng dụng cụ đó ? (1 điểm)
Câu 3 : Hãy tính khối lượng của một cái bàn bằng gỗ ? Biết thể tích của cái bàn là V = 0,2 m3 và khối lượng riêng của gỗ là D = 800 kg/m3. (2 điểm)
Câu 4 : Máy cơ đơn giản là gì ? Chúng giúp ích gì cho chúng ta ? Hãy kể một số thí dụ về máy cơ đơn giản trong cuộc sống mà em gặp.(1,5 điểm)
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM MÔN VẬT LÝ 6 – ĐỀ I
I. Trắc nghiệm : 3 điểm
Câu 1 : a.
Câu 2 : c.
Câu 3 : c.
Câu 4 : b.
Câu 5 : b.
Câu 6 : d.
II. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để được kết luận đúng :(1 điểm)
	Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía trái đất (từ trên xuống dưới)
II. Tự luận : (6 điểm)
Câu 1 : 1,5 điểm.
- khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì ta thả vật rắn vào bình tràn.	0,5 đ
- Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa là thể tích của 	0,5 đ
 vật rắn.
- Thể tích của vật rắn là 80 cm3.	0,5 đ
Câu 2 : 1 điểm
- Những người thợ xây đã dùng một dụng cụ là dây dọi (dây dọi)	0,5 đ
- Vì dây dọi có phương của trọng lực hay là phương thẳng đứng	0,5 đ
Câu 3 : 2 điểm
Tóm tắt :	
V = 0,2 m3.	0,25 đ
D = 800 kg/m3.	0,25 đ
	Giải : 
Khối lượng của cái bàn gỗ là : 
	m = D . V	0,5 đ
	 = 800 . 0,2	0,5 đ
	 = 160 kg	0,5 đ (nếu không ghi đúng đơn vị - 0,25 đ)
Câu 4 : 1,5 điểm.
	- Máy cơ đơn giản gồm mặt phẳng nghiêng, ròng rọc, đòn bẩy	0,5 đ
	- Chúng giúp chúng ta làm việc dễ dàng hơn	0,5 đ
	- học sinh kể được từ 2 thí dụ trở lên được 0,5 đ, được 1 thí dụ được 0,25 đ.
ĐỀ 2
Trường THCS Tân Đồng	KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
Họ tên : 	MÔN : VẬT LÝ 6
Lớp : ..	Thời gian : 45 phút.
Điểm :
Lời phê của thầy cô giáo :
I. Trắc nghiệm : (3 điểm) Em hãy khoanh tròn vào chữ cái ở đầu mỗi ý trả lời mà em cho là đúng nhất:(Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu 1 : Hình bên diễn tả quá trình đo thể tích của vật
rắn không thấm nước. Hãy cho biết thể tích của vật rắn
là bao nhiêu?
	a. 50cm3.	b. 150 cm3.
	c. 200 cm3.	d. 250 cm3.
Câu 2 : Treo một vật có khối lượng 100g vào lực kế, lực 
kế sẽ chỉ  :
	a. 0,1 N.	b. 1 N.
	c. 10 N.	d. 100 N.
Câu 3 : Để đo khối lượng ta dùng dụng cụ gì trong các 
dụng cụ cho dưới đây?
	a. Bình chia độ.	b. Cân rôbecvan.
	c. Lực kế.	d. Thước dây.
Câu 4 : Hãy cho biết bình chia độ ở hình bên cạnh có GHĐ và ĐCNN
là bao nhiêu:
	a. GHĐ là 100cm3,ĐCNN là 10 cm3.
	b. GHĐ là 100 cm3,ĐCNN là 0 cm3.
	c. GHĐ là 100 cm3,ĐCNN là 5 cm3.
	d. GHĐ là 100 cm3,ĐCNN là 100 cm3.
Câu 5 : Đơn vị của lực là :
	a. m.	b. m3.	c. kg.	d. N.
Câu 6 : Để nâng một vật có khối lượng 20 kg lên khỏi mặt đất thì ta phải tác dụng vào vật một lực F là :
a. 15 N.	b. 150 N.
c. 200 N.	d. Cả b và c đều được.
* Điền từ thích hợp vào chỗ trống để được kết luận đúng : (1 điểm)
	Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng nhưng ngược .
II. Tự luận : (6 điểm)
Câu 1 : Để xác định khối lượng riêng của một vật nào đó em làm như thế nào ? (Nếu trong tay em có một cái cân Rô béc van và một cái bình chia độ) (1,5 điểm)
Câu 2 : Khi xây những bức tường hay những cái cột, những người thợ xây phải sử dụng dụng cụ gì? Tại sao lại phải sử dụng dụng cụ đó ? (1 điểm)
Câu 3 : Hãy tính khối lượng của một hòn đá ? Biết thể tích của hòn đá là V = 0,2 m3 và khối lượng riêng của đá là D = 2600 kg/m3. (2 điểm)
Câu 4 : Máy cơ đơn giản là gì ? Chúng giúp ích gì cho chúng ta ? Hãy kể một số thí dụ về máy cơ đơn giản trong cuộc sống mà em gặp.(1,5 điểm)
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM MÔN VẬT LÝ 6 – ĐỀ 2
I. Trắc nghiệm : 3 điểm – Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 : a.
Câu 2 : b.
Câu 3 : b.
Câu 4 : c.
Câu 5 : d.
Câu 6 : d.
II. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để được kết luận đúng : (1 điểm)
Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều
II. Tự luận : (6 điểm)
Câu 1 : (1,5 điểm) Để đo khối lượng riêng của một vật chúng ta làm như sau :
	- Dùng cân rô béc van đo khối lượng của vật đó.	0,5 đ
	- Dùng bình chia độ để đo thể tích của vật đó (nếu vật đó không bỏ lọt bình chia độ thì ta dùng thêm bình tràn)	0,5 đ
	- Áp dụng công thức D = m/v để tính khối lượng riêng của chất đó	0,5 đ.
Câu 2 : 1 điểm
- Những người thợ xây đã dùng một dụng cụ là dây dọi (dây dọi)	0,5 đ
- Vì dây dọi có phương của trọng lực hay là phương thẳng đứng	0,5 đ
Câu 3 : 2 điểm
Tóm tắt :	
V = 0,2 m3.	0,25 đ
D = 2600 kg/m3.	0,25 đ
	Giải : 
Khối lượng của cái bàn gỗ là : 
	m = D . V	0,5 đ
	 = 2600 . 0,2	0,5 đ
	 = 520 kg	0,5 đ (nếu không ghi đúng đơn vị - 0,25 đ)
Câu 4 : 1,5 điểm.
	- Máy cơ đơn giản gồm mặt phẳng nghiêng, ròng rọc, đòn bẩy	0,5 đ
	- Chúng giúp chúng ta làm việc dễ dàng hơn	0,5 đ
	- học sinh kể được từ 2 thí dụ trở lên được 0,5 đ, được 1 thí dụ được 0,25 đ.

File đính kèm:

  • docde thi HK I ly 6.doc
Đề thi liên quan