Kiểm tra chất lượng học kỳ I năm 2012 - 2013 môn: Công nghệ khối 8 trường THCS Hội Nghĩa
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra chất lượng học kỳ I năm 2012 - 2013 môn: Công nghệ khối 8 trường THCS Hội Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS HỘI NGHĨA KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I :2012-2013 Họ và tên HS: MÔN: CÔNG NGHỆ KHỐI 8 Lớp:..Số BD.. Thời gian làm bài: 60 phút ĐỀ DỰ PHÒNG ĐỀ 2 I- TRẮC NGHIỆM : 3điểm Em hãy chọn câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Câu 1. Khi quay hình tam giác vuông một vòng quanh một cạnh góc vuông cố định sẽ tạo ra khối tròn xoay có hình dạng gì? A. Hình nón. B. Hình tròn. C. Hình trụ. D. Hình cầu. Câu 2. Khi lắp bu lông với đai ốc, người ta thường đặt vòng đệm ở giữa hai chi tiết đó. Vậy vòng đệm có công dụng gì? Để liên kết giữa bu lông và đai ốc lại. Tăng độ ma sát để giữ chặt đai ốc vào bu lông. Giảm độ ma sát giữa bu lông và đai ốc. Tăng thẩm mĩ cho sản phẩm. Câu 3. Khi đặt mặt đáy của hình nón song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu cạnh là hình gì? A. Hình chữ nhật. B. Hình tròn. C. Hình vuông. D. Hình tam giác đều. Câu 4. Mặt phẳng chiếu đứng là mặt phẳng nào? A.Là mặt phẳng chính diện. B. Là mặt phẳng phía trên vật thể. C. Là mặt cạnh bên phải. D. Là mặt phẳng nằm ngang. Câu 5. Khi quay..............................một vòng quanh một đường kính cố định ta được hình cầu. A. Hình chữ nhật. B. Tam giác đều. C. Nữa hình tròn. D. Tam giác vuông. Câu 6. Khi đặt mặt đáy của hình chóp đều đáy hình vuông song song với mặt phẳng chiếu đứng thì hình chiếu bằng và hình chiếu đứng là hình gì? A. Hình vuông, hình tam giác cân. B. Hình chữ nhật, hình vuông. C. Hình tam giác cân, hình vuông D. Hình tam giác cân, hình chữ nhật. Câu 7. Hình cắt dùng để làm gì? A. Để biểu diễn ren. B. Để diễn tả hình dạng bên trong của vật thể. C. Để diễn tả hình dạng bên trong và hình dạng bên ngoài của vật thể. D. Để diễn tả hình dạng bên ngoài của vật thể. Câu 8. Bản vẽ nào có nội dung gồm: Hình biểu diễn, kích thước. yêu cầu kĩ thuật, khung tên A. Bản vẽ nhà. B. Bản vẽ ren. C. Bản vẽ chi tiết. D. Bản vẽ nhà. Câu 9. Trên bu lông có ren. Vậy ren đó có tên gọi là gì? A. Ren trong. B. Ren trong và ren ngoài. C. Ren bị che khuất. D. Ren ngoài. Câu 10. Thế nào là hình chóp đều? A. Là hình được bao bởi các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau. B. Là hình được bao bởi 2 mặt đáy là 2 đa giác đều bằng nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau. C. Là hình được bao bởi mặt đáy là một đa giác đều và các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh. D. Là hình được bao bởi 2 mặt đáy là 2 hình tròn bằng nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau. Câu 11. Trong bản vẽ nhà, mặt nào có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu cạnh nhằm biểu diễn các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao? A. Mặt đứng và mặt bằng. B. Mặt đứng. C. Mặt cắt. D. Mặt bằng. Câu 12. Trong bản vẽ nhà, mặt đứng là mặt nào sau đây? A. Là mặt có mặt phẳng cắt song song với nền nhà. B. Là mặt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu cạnh. C. Là mặt diễn tả hình dạng bên ngoài của ngôi nhà gồm mặt chính và mặt bên. D. Là mặt diễn tả kích thước của ngôi nhà theo chiều cao. II. TỰ LUẬN:(7điểm) Câu 1: (1 đ) Nêu trình tự đọc nội dung của bản vẽ chi tiết? Câu 2: (1,5 đ) Vẽ sơ đồ tóm tắt quá trình tạo ra sản phẩm cơ khí? Kể tên 5 sản phẩm cơ khí quanh ta? Câu 3: ( 2 đ) Trình bày nội dung của bản vẽ nhà? Câu 4: (2,5 đ) Vẽ 3 hình chiếu của vật thể sau (chú ý cách đặt hình chiếu đúng vị trí và vẽ đúng với kích thước đã cho)
File đính kèm:
- CN 8 (DE 2).doc