Kiểm tra chất lượng học kỳ I năm 2012 - 2013 môn: Công nghệ kiểm tra chất trường THCS Hội Nghĩa

doc2 trang | Chia sẻ: baobao21 | Lượt xem: 835 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra chất lượng học kỳ I năm 2012 - 2013 môn: Công nghệ kiểm tra chất trường THCS Hội Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS HỘI NGHĨA KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I :2012-2013
Họ và tên HS:	MÔN: CÔNG NGHỆ KHỐI 8
Lớp:..Số BD.. Thời gian làm bài: 60 phút
ĐỀ 1
I- TRẮC NGHIỆM : 3điểm
Em hãy chọn câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
 Câu 1. Trong bản vẽ nhà, mặt cắt là mặt nào sau đây?
	A. Là mặt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu bằng.
	B. Là mặt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu đứng.
	C. Là mặt diễn tả hình dạng bên ngoài của ngôi nhà.
	D. Là mặt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu cạnh hoặc mặt phẳng chiếu đứng nhằm biểu diễn các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao.
 Câu 2. Khi quay hình chữ nhật một vòng quanh một cạnh cố định ta được hình gì?
	A. Hình trụ.	B. Hình nón.	C. Hình tròn.	D. Hình cầu.
 Câu 3. Bản vẽ nào có nội dung gồm: Hình biểu diễn, kích thước, bảng kê, khung tên.
	A. Bản vẽ ren.	B. Bản vẽ chi tiết.	C. Bản vẽ lắp.	D. Bản vẽ nhà.
 Câu 4. Các phát biểu dưới đây, phát biểu nào đúng?
	A. Khi quay hình tam giác vuông một vòng quanh một cạnh góc vuông cố định ta được hình trụ.
	B. Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở phía trước mặt phẳng cắt.
	C. Hình chữ nhật được bao bởi 4 hình chữ nhật.
	D. Hình cắt là hình dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể.
 Câu 5. Khi đặt mặt đáy của hình lăng trụ tam giác đều song song với mặt phẳng chiếu đứng thì hình chiếu bằng và hình chiếu đứng là hình gì?
	A. Hình tròn, hình chữ nhật.	B. Hình chữ nhật, hình chữ nhật.
	C. Hình tam giác đều, hình chữ nhật.	D. Hình chữ nhật, hình tam giác đều.
 Câu 6. Khi quay ......................................một vòng quanh một cạnh cố định ta được hình cầu.
	A. Hình tam giác đều.	B. Hình chữ nhật.	C. Nữa hình tròn.	D. Hình tam giác vuông.
 Câu 7. Khi đặt mặt đáy của hình nón song song với mặt phẳng chiếu bằng thì hình chiếu bằng là hình gì?
	A. Hình vuông.	B. Hình chữ nhật.	C. Hình tròn.	D. Hình trụ.
 Câu 8. Trong bản vẽ nhà mặt nào có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu bằng nhằm diễn tả vị trí, kích thước của tường vách, cửa đi, cửa sổ...
	A. Mặt cắt.	B. Mặt đứng.	C. Mặt đứng và mặt cắt.	D. Mặt bằng.
 Câu 9. Trong đai ốc có ren. Vậy ren đó có tên gọi là gì?
	A. Ren bị che khuất.	B. Ren trục và ren lỗ.	C. Ren lỗ.	D. Ren trục.
 Câu 10. Mặt phẳng chiếu bằng là mặt phẳng nào?
	A. Là mặt phẳng chính diện.	B. Là mặt phẳng nằm ngang.
	C. Là mặt phẳng phía trên vật thể.	D. Là mặt cạnh bên phải.
 Câu 11. Thế nào là hình lăng trụ đều?
	A. Là hình được bao bởi 6 hình chữ nhật
	B. Là hình được bao bởi mặt đáy là một đa giác đều và các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau.
	C. Là hình được bao bởi hai mặt đáy là hai hình tròn bằng nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau.
	D. Là hình được bao bởi hai mặt đáy là hai hình đa giác đều bằng nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau.
 Câu 12. Bản vẽ nào có nội dung gồm: Mặt đứng, mặt bằng, mặt cắt.
	A. Bản vẽ nhà.	B. Bản vẽ chi tiết.	C. Bản vẽ ren.	D. Bản vẽ lắp.
II. TỰ LUẬN:(7điểm)
Câu 1: (1 đ) Nêu trình tự đọc nội dung của bản vẽ nhà?
Câu 2: (1,5 đ) Cơ khí có vai trò quan trọng như thế nào trong sản xuất và đời sống?
Câu 3: ( 2 đ) Trình bày đặc điểm của các hình chiếu vuông góc?
Câu 4: (2,5 đ) Vẽ 3 hình chiếu của vật thể sau (chú ý cách đặt hình chiếu đúng vị trí và vẽ đúng với kích thước đã cho)
---------------HẾT------------------

File đính kèm:

  • docCN 8 (DE 1).doc