Kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học 2013 – 2014 môn: Ngữ văn lớp 6 - Mã đề thi 209
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học 2013 – 2014 môn: Ngữ văn lớp 6 - Mã đề thi 209, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I HUYỆN TÂN UYÊN NĂM HỌC 2013 – 2014 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6 Mã đề thi 209 Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể phát đề ) I/ TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Hãy chọn A, B, C hoặc D mỗi câu đúng tương ứng và ghi vào giấy làm bài Câu 1: Truyện “Em bé thông minh” thuộc loại truyện dân gian nào? Truyền thuyết. Truyện ngụ ngôn. Truyện cổ tích. Truyện cười. Câu 2: Mục đích của việc vua Hùng kén rể trong truyện “ sơn tinh, thủy tinh ” là gì? Giải thích hiện tượng lũ lụt. Muốn tìm người tài giỏi. Muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. Thể hiện ước mơ chống thiên tai của người xưa. Câu 3: Hiện tượng chuyển nghĩa nào dưới đây chỉ sự vật chuyển thành hành động? Cái cưa -> cưa gổ. Cuộn bức tranh -> ba cuộn giấy. Đang nắm cơm -> ba nắm cơm. Đang bó lúa -> gánh ba bó lúa. Câu 4: Dòng naod dưới đây toàn là từ láy tả tiếng cười? Khanh khách, thỏ thẻ, ha hả. Khanh khách, ha hả, oang oang. Khanh khách, ha hả, khúc khích. Khanh khách, ha hả, khàn khàn. Câu 5: Dong nào dưới đây toàn là từ mượn tiếng Hán? Tráng sĩ, giang sơn, sơn hà, bạn bè. Tráng sĩ, anh em, giang sơn, sơn hà. Tráng sĩ, giang sơn, cha mẹ, sơn hà. Tráng sĩ, giang sơn, sơn hà, huynh đệ. Câu 6: Trong những dòng dưới đây, dòng nào là cụm danh từ? Ba con trâu ấy. Bạn Lan học bài. Vốn đã rất yên tỉnh. Túp liều. Câu 7: Truyện cổ tích “ Em bé thông minh” được kể theo ngôi thứ mấy? Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Ngôi thứ ba. Ngôi thứ nhất. Ngôi thứ hai. Câu 8: Ý nào dưới đây cho thấy sự ra đời của Thạch Sanh có sự khác thường? Con gia đình nông dân tốt bụng, mồ côi. Là thái tử con trai Ngọc Hoàng, ba mẹ mang thai nhiều năm mới sinh, được thần dạy võ nghệ. Cuộc sống nghèo khổ bên cây đa. Con gia đình nông dân sống lương thiện. Câu 9: Truyền thuyết là gì? Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có nhiều yếu tố tượng tượng kì ảo. Là truyện cổ dân gian phản ánh cuộc đấu tranh của xã hội, thể hiện tình cảm, mơ ước của nhân dân, mang nhiều yếu tố thần kì, tưởng tượng, ước lệ. Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Là những câu chuyện thuộc loại truyện dân gian có chứa các yếu tố tưởng tưởng, kì ảo. Câu 10: Trong câu “ Hồng, Loan, và Tuấn đều khen Lan hát hay” có mấy danh từ riêng? 2 B. 3 C. 1 D.4 Câu 11: Vì sao em biết truyện “ Thạch Sanh” thuộc phương thức tự sự? Vì truyện tái hiện trạng thái sự vật của cong người. Vì truyện trình bày diễn biến sự việc. Vì truyện nêu ý kiến đánh giá bàn luận. Vì truyện bày tỏ cảm xúc, tình cảm. Câu 12: Để kể chuyện cho linh hoạt, thú vị người kể chuyện phải làm gì? Gọi tên các nhân vật để kể. Kể các sự việc diễn ra một cách linh hoạt. Kể trực tiếp những sự việc xảy ra. Lựa chọn ngôi kể thích hợp. II/ TỰ LUẬN ( 7 điểm) Câu 1: Tính từ là gì?( 0,5 điểm) Câu 2: Tính từ được chia làm mấy loại? Kể ra.( 0,5 điểm) Câu 3: Tập làm văn ( 6 điểm) Hãy kể về một thầy ( cô) giáo mà e yêu quí kính trọng. -----------HẾT---------------
File đính kèm:
- kiem tra chat luong hoc ky 1 nam hoc 2013 2014.docx