Kiểm tra định kỳ lần 2 năm học 2012 - 2013 môn: Sinh học 7

doc5 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 526 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra định kỳ lần 2 năm học 2012 - 2013 môn: Sinh học 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD & ĐT TP. PLEIKU
TRƯỜNG TH & THCS ANH HÙNG WỪU
MA TRẬN KIỂM TRA ĐỊNH KỲ LẦN 2 
NĂM HỌC 2012 - 2013
MÔN: SINH HỌC 7
Thời gian làm bài : 45 phút 
(Không tính thời gian phát đề)
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Lớp
Lưỡng cư
3 tiết
Biết được đặc điểm sinh sản của lưỡng cư.
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ: 
1
0,5
5 %
1
0,5
5 %
Lớp
Bò sát
3 tiết
Phân loại đại diện bò sát thuộc bộ có vảy.
Chỉ ra đặc điểm chung của lớp bò sát.
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ: 
1
0,5
5 %
1
3
30 %
2
3.5
35 %
Lớp Chim
5 tiết
Mô tả đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ: 
1
2
20 %
1
2
20 %
Lớp Thú
6 tiết
Biết được cấu tạo răng thỏ thích nghi kiểu gặm nhấm. Nêu được đặc điểm chung của thú
Hiểu được đặc điểm của bộ guốc chẵn
Minh họa bằng những ví dụ cụ thể về vai trò của thú .
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ: 
2
1,5
15 %
1
0,5
5 %
1
2
20 %
4
4
40 %
TS câu: 
TS điểm:
Tỉ lệ:
TN %= 20%
TL % = 80%
3
2
20%
4
6
60%
1
2
20%
8
10
100%
PHÒNG GD & ĐT TP PLEIKU
 TRƯỜNG TH & THCS ANH HÙNG WỪU
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ LẦN 2 NĂM HỌC 2012 - 2013
MÔN: SINH HỌC – LỚP 7
Thời gian làm bài 45 phút
(Không tính thời gian phát đề)
 Họ và tên: ............ Phòng kiểm tra:  SBD: .... Thứ ... ngày ... tháng.... năm 2013
Điểm
Lời nhận xét của thầy (cô) giáo
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
1. Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất: (2đ). 
 Câu 1: Cấu tạo răng của thỏ thích nghi với cách ăn theo kiểu 
A. Nhai.	 B. Gặm nhấm.	
 C. Nghiền.	 D. Nuốt.
 Câu 2: Đại diện bò sát thuộc bộ có vảy là:
 	A. Thằn lằn bóng, rắn ráo. B. Thằn lằn bóng, cá sấu.
 	C. Rùa núi vàng, rắn ráo. D. Ba ba, thằn lằn bóng.
 Câu 3: Bộ guốc chẵn gồm những loài có đặc điểm là:
A. Có 1 ngón chân giữa phát triển hơn cả, ăn thực vật không nhai lại, không có sừng. 
 	B. Có 5 ngón, guốc nhỏ, có vòi, sống đàn, ăn thực vật không nhai lại. 
 	C. Có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau, đa số sống đàn, có nhiều loài nhai lại 
 	D. Có răng cửa ngắn, sắc để róc xương, răng nanh lớn dài, nhọn để xé mồi.
 Câu 4: Thụ tinh ngoài, đẻ trứng, phát triển có biến thái là đặc điểm của:
A. Lớp cá	 B. Lớp chim	
C. Lớp lưỡng cư	 D. Lớp bò sát
2. Lựa chọn các cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống. (1đ)
- Đặc điểm chung của thú:
+ Thai sinh và nuôi con bằng .......... (1)
+ Có .......................(2), bộ răng phân hoá 3 loại (cửa, nanh, hàm)
+ Tim ............... (3) ngăn, bộ não phát triển, là động vật .......................... (4)
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
 Câu 1. (3 điểm): Trình bày đặc điểm chung của bò sát ?
 Câu 2. (2 điểm): Minh họa bằng những ví dụ cụ thể về vai trò của thú ?
 Câu 3. (2 điểm): Mô tả đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay ?
BÀI LÀM
PHÒNG GD & ĐT TP. PLEIKU
TRƯỜNG TH & THCS ANH HÙNG WỪU
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ LẦN 2 NĂM HỌC 2012 - 2013
MÔN: SINH HỌC – LỚP 7
I/ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm).
 Học sinh khoanh đúng mỗi câu được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
Đáp án
B
A
C
C
 Mỗi từ đúng chấm 0,25 điểm
1. Sữa 	2. Lông mao 	3. Bốn	4. Hằng nhiệt
II/ TỰ LUẬN: (7 điểm). 
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
* Đặc điểm chung của Bò sát:
- Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn:
+ Da khô, có vảy sừng
+ Cổ dài, màng nhi nằm trong hốc tai. Chi yếu, có vuốt sắc
+ Tim có vách ngăn hụt, máu nuôi cơ thể ít pha hơn
+ Thụ tinh trong, đẻ trứng, trứng có vỏ dai bao bọc, nhiều noãn hoàng
+ Là động vật biến nhiệt
+ Phổi có nhiều vách ngăn
(3đ)
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
Câu 2
* Mô tả đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay:
+ Thân hình thoi để giảm sức cản của không khí khi chim bay.
+ Chi trước biến thành cánh rộng quạt gió khi bay, cản không khí khi hạ cánh.
+ Chi sau: 3 ngón trước và 1 ngón sau giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh
+ Lông ống: Làm thành phiến mỏng khi cánh chim giang ra tạo diện tích rộng
+ Lông tơ: Có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp để giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ
+ Mỏ sừng bao lấy hàm, không có răng làm đầu chim nhẹ
+ Cổ dài, khớp đầu với thân phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.
+ Tuyến phao câu tiết chất nhờn khi chim rỉa lông làm lông mịn, không thấm nước.
(2đ)
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 3
Minh họa bằng những ví dụ cụ thể về vai trò của thú:
- Cung cấp nguồn dược liệu quý như: sừng, nhung của hươu nai, xương (Hổ gấu, ...), mật gấu. 
- Nguyên liệu để làm đồ mỹ nghệ có giá trị: da, lông (hổ báo,.), ngà voi, sừng (Tê giác, trâu, bò) xạ hương (tuyến xạ hươu, cầy giống, cây hương) 
- Vật liệu thí nghiệm (chuột nhắt, chuột lang, khỉ, ) 
- Thực phẩm: gia súc (lợn bò trâu, .) 
- Cung cấp sức kéo quan trọng: trâu, bò ngựa, voi, .
- Nhiều loại thú ăn thịt như chồn, cầy, mèo rừng, có ích vì đã tiêu diệt gặm nhấm có hại cho nông nghiệp và lâm nghiệp . 
(2đ)
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
Chú ý: Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng phải đúng bản chất sinh học vẫn được tối đa điểm

File đính kèm:

  • docDE THI SINH 7 bai so 2 co DA theo giam tai va CKTKN.doc
Đề thi liên quan