Kiểm tra đồng loạt môn văn 7 thời gian: 45 phút – đề 1

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra đồng loạt môn văn 7 thời gian: 45 phút – đề 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA ĐỒNG LOẠT MÔN VĂN 7
	Thời gian: 45 phút – ĐỀ 1

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3đ) 
Câu 1: (0,5đ) Chọn từ và điền vào chỗ trống cho đúng như trong văn bản Cổng trường mở ra:
“ Đi đi con, hãy can đảm lên, ……………………………… này là của con, bước qua cánh …………………………………………là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”
Câu 2: (0,25đ) Qua văn bản Mẹ tôi, em hiểu mẹ của En-ri-cô là người:
A. yêu thương con
B. yêu thương và hi sinh tất cả cho con
B. nghiêm khắc với con
D. không tha thức cho lỗi lầm của con
Câu 3: (0,25đ) Truyện Cuộc chia tay của những con búp bê được kể theo ngôi kể của:
A. người em
B. người mẹ
C. người anh
D. người kể chuyện vắng mặt
Câu 4: (0,25đ) “Đoạt sáo Chương Dương độ” (Phò giá về kinh) Chương Dương là nơi đã xảy ra:
A. trận chiến do Trần Quang Khải chỉ huy quân ta đánh giặc Minh.
B. trận chiến do Trần Quang Khải chỉ huy quân ta đánh giặc Mông Nguyên.
C. trận chiến do Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta đánh giặc Tống.
D. trận chiến do Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta đánh giặc Thanh.
Câu 5: (0,25đ) Vẻ đẹp của cô gái trong bài ca dao Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng là vẻ đẹp:
A. trẻ trung và đầy sức sống 
C. rực rỡ và quyến rũ
B. trong sáng và hồn nhiên
D. mạnh mẽ và đầy bản lĩnh
Câu 6: (0,5đ) Chọn và nối cột A với cột B sao cho đúng:
Cột A
Cột B
1. Xa quê rất lâu nay mới trở về
2. Mới xa quê nay lại trở về
3. Trẻ em cười hỏi khách ở nơi nào đến?
4. Giọng quê không đổi, tóc mai đã rụng
a. Ngậm ngùi hụt hẩng khi trở thành khách lạ giữa quê hương.
b. Buồn vì quê hương nhiều thay đổi.
c. Lòng lưu luyến khi phải rời xa quê.
d. Lòng vui mừng, háo hức.
Câu 7: (0,25đ) Tác giả của bài thơ “ Tĩnh dạ tứ” là:
A. Lý Bạch 
B. Đỗ Phủ
C. Hạ Tri Chương
D. Nguyễn Khuyến
Câu 8: (0,25đ) Bài thơ “Qua Đèo Ngang” miêu tả cảnh Đèo Ngang vào thời điểm:
A. buổi sớm
B. buổi trưa
C. buổi xế chiều
d. buổi tối
Câu 9: (0,25đ) Tên truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” có phù hợp với nội dung văn bản không?
không 	B. có
Câu 10: (0,25đ) Bài thơ “Sông núi nước Nam” được làm theo thể thơ:
A. thất ngôn bát cú
C. thất ngôn tứ tuyệt
B. ngũ ngôn tứ tuyệt
D. song thất lục bát
……………………………………………………………………………… đường cắt……………………………………………………………………………………………….
II. TỰ LUẬN KHÁCH QUAN (7đ)
Câu 1: (3đ) Thực hiện các yêu cầu sau:
Chép thuộc lòng bài ca dao “Công cha như núi ngất trời”(1,5đ)
Nêu cảm nhận của em về công cha, nghĩa mẹ trong bài ca dao trên. (1,5đ)
Câu 2: (2đ) Em có nhận xét gì về ý nghĩa của cụm từ “ta với ta” trong hai bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan) và “Bạn đến chơi nhà” (Nguyến Khuyến)?
Câu 3: (2đ) Phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở 2 câu cuối của bài thơ “Tĩnh dạ tứ” để thấy được tình cảm của nhà thơ?


KIỂM TRA ĐỒNG LOẠT MÔN VĂN 7
Thời gian: 45 phút – ĐỀ 2

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3đ) 
Câu 1: (0,25đ) Bài thơ “Sông núi nước Nam” được làm theo thể thơ:
A. thất ngôn bát cú
C. thất ngôn tứ tuyệt
B. ngũ ngôn tứ tuyệt
D. song thất lục bát
Câu 2: (0,25đ) Tên truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” có phù hợp với nội dung văn bản không?
không 	B. có
Câu 3: (0,25đ) Tác giả của bài thơ “ Tĩnh dạ tứ” là:
A. Đỗ Phủ
B. Lý Bạch
C. Hạ Tri Chương
D. Nguyễn Khuyến
Câu 4: (0,25đ) Bài thơ “Qua Đèo Ngang” miêu tả cảnh Đèo Ngang vào thời điểm:
A. buổi sớm
B. buổi trưa
C. buổi xế chiều
d. buổi tối
Câu 5: (0,5đ) Chọn từ và điền vào chỗ trống cho đúng như trong văn bản Cổng trường mở ra:
“ Đi đi con, hãy can đảm lên, ……………………………… này là của con, bước qua cánh …………………………………………là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”
Câu 6: (0,25đ) Qua văn bản Mẹ tôi, em hiểu mẹ của En-ri-cô là người:
A. yêu thương và hi sinh tất cả cho con
B. yêu thương con
B. nghiêm khắc với con
D. không tha thức cho lỗi lầm của con
Câu 7: (0,25đ) “Đoạt sáo Chương Dương độ” (Phò giá về kinh) Chương Dương là nơi đã xảy ra:
A. trận chiến do Trần Quang Khải chỉ huy quân ta đánh giặc Minh.
B. trận chiến do Trần Quang Khải chỉ huy quân ta đánh giặc Mông Nguyên.
C. trận chiến do Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta đánh giặc Tống.
D. trận chiến do Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta đánh giặc Thanh.
Câu 8: (0,25đ) Vẻ đẹp của cô gái trong bài ca dao Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng là vẻ đẹp:
A. rực rỡ và quyến rũ
C. trẻ trung và đầy sức sống
B. trong sáng và hồn nhiên
D. mạnh mẽ và đầy bản lĩnh
Câu 9: (0,25đ) Truyện Cuộc chia tay của những con búp bê được kể theo ngôi kể của:
A. người em
B. người anh
C. người mẹ
D. người kể chuyện vắng mặt
Câu 10: (0,5đ) Chọn và nối cột A với cột B sao cho đúng:
Cột A
Cột B
1. Xa quê rất lâu nay mới trở về
2. Mới xa quê nay lại trở về
3. Trẻ em cười hỏi khách ở nơi nào đến?
4. Giọng quê không đổi, tóc mai đã rụng
a. Ngậm ngúi hụt hẩng khi trở thành khách lạ giữa quê hương.
b. Buồn vì quê hương nhiều thay đổi.
c. Lòng lưu luyến khi phải rời xa quê.
d. Lòng vui mừng, háo hức.
……………………………………………………………………………… đường cắt ………………………………………………………………………………………………
II. TỰ LUẬN KHÁCH QUAN (7đ)
Câu 1: (3 đ) Thực hiện các yêu cầu sau:
Chép thuộc lòng bài ca dao “Công cha như núi ngất trời”(1,5đ)
Nêu cảm nhận của em về công cha, nghĩa mẹ trong bài ca dao trên. (1,5đ)
Câu 2: (2đ) Em có nhận xét gì về ý nghĩa của cụm từ “ta với ta” trong hai bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan) và “Bạn đến chơi nhà” (Nguyến Khuyến)?
Câu 3: (2đ) Phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở 2 câu cuối của bài thơ “Tĩnh dạ tứ” để thấy được tình cảm của nhà thơ?

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I/ TRẮC NGHIỆM (3Đ)
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đề 1
Thế giới, cổng trường
B
C 
B
A
1d, 3a
A
C
B
C
Đề 2
 C
B
B
C
Thế giới, cổng trường
A
B
C
B
1d, 3a

II/ TỰ LUẬN (7Đ)
Câu 1: 3 đ
a. Chép đúng và chính xác: 1,5đ. Sai bất kì dưới hình thức nào, mỗi lỗi sai: 0,25đ
b. Hs có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau song cần nêu được các ý sau, mỗi ý đúng: 0,5đ
- Công cha được so sánh như núi ngất trời -> công cha to lớn 
- Nghĩa mẹ được so sánh nước ở ngoài biển đông -> nghĩa mẹ sâu nặng
- Bổn phận của người làm con: ghi nhớ, đền đáp 
Câu 2: 2đ
So sánh ý nghĩa của hai cụm từ ta với ta, Hs có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau song cần nêu được các ý sau:
Trong bài Qua Đèo Ngang: 
+ Một mình đứng giữa Đèo Ngang, bà Huyện Thanh Quan mang tâm sự nhớ nươc thương nhà, tâm sự đó thầm kín và thật khó dãi bày. (0,5đ)
+ Giữa cảnh trời non nước bao la, con người càng thấy mình nhỏ bé, cô độc, ta với ta tức chỉ một mình mình đối diện với nỗi buồn, nỗi cô đơn càng tăng lên gấp bội. (0,5đ)
Trong bài Bạn đến chơi nhà:
+ Được hiểu theo nghĩa số nhiều, chỉ hai người là khách và chủ. Họ đều thông cảm hoàn cảnh cho nhau, hiểu bạn như hiểu chính mình, tuy hai mà một. (0,5đ)
+ Đó là một tình bạn chân thành, trong sáng, tri âm và tri kỷ. Tình bạn ấy không cần đến mâm cao cổ đầy, vì chính nó làm thành một bữa tiệc tinh thần rồi. (0,5đ)
Câu 3: 2đ
Hs phân tích được 2 ý, mỗi ý 1đ. Hs có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau song cần nêu được các ý sau: 
Hai câu thơ cuối đã sử dụng nghệ thuật đối, thể hiện qua hành động “ngẩng đầu” và “cúi đầu”
- Hành động “ngẩng đầu” xuất hiện như một động tác tất yếu để kiểm nghiệm lại điều mà câu thơ thứ hai đã đặt ra: vùng sáng trước giường là sương hay là trăng? Ngẩng đầu là hướng ra ngoại cảnh để nhìn trăng.
- Và khi đã thấy rõ vầng trăng cũng đơn côi, lạnh lẽo như mình, lập tức lại “cúi đầu”, không phải để nhìn sương trên mặt đất mà để suy ngẫm về quê hương. Hành động cúi đầu là hướng nội, trĩu nặng tâm tư, đó là nỗi nhớ quê hương da diết. Nỗi nhớ đó thường trực, sâu nặng trong lòng nhà thơ.





MA TRẬN (đề 1)
Cấp độ
Nhận 
biết
Thông 
hiểu
Vận 
dụng
Tổng 
cộng

Chủ đề
TNKQ
TL
TNKQ
TL
VD thấp
 TL
VD cao
TL
TNKQ
TL
Cổng trường mở ra
Điền vào chỗ trống







Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
C1
0,5
5%





1
5
5%

Mẹ tôi


Hiểu được chủ đề, tư tưởng của truyện





Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %


C2
0,25
2,5%



1
0,25
2,5%

Cuộc chia tay của … búp bê
Nhận biết ngôi kể

Ýù nghĩa tên truyện





Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
C3
0,25
2,5%

C9
0,25
2,5%



2
0,5
5%

Ca dao 

Chép trí nhớ bài ca dao
Hiểu được 
y/n của hình ảnh
Hiểu được y/n 




Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %

Câu1a/II
1,5
15%
C5
0,25
2,5%
Câu1b/II
1,5
15%


1
0,25
2,5%
1
3
30%
Sông núi nước Nam
Nhận biết thể thơ







Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
C 10
0,25
2,5%





1
0,25
2,5%

Phò giá về kinh


Hiểu được hoàn cảnh ra đời bài thơ





Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %


C 4
0,25
2,5%



1
0,25
2,5%

Qua Đèo Ngang

Nhận biết thời gian NT







Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
C8
0,25
2,5%





1
0,25
2,5%

Cảm nghĩ trong dêm thanh tĩnh
Nhận biết tác giả




Phân tích ý nghĩa của nghệ thuật trong câu thơ


Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
C7
0,25
2,5%






C3/ II
2
20%
1
0,25
2,5%
1
2
20%
Ngẫu nhiên …về quê 


Hiểu được nội dung bài thơ





Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %


C6
0,5
5%



1
0,5
5%

Qua đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà




Sự khác nhau về y/n cụm từ “ta với ta”



Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %




C4/II
2
20%


1
2
20%
Tổng cộng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %

5
1,5
15%

0,5
1,5
15%

5
1,5
15%

0,5
1,5
15%

1
2
20%

1
2
20%

10
3
30

3
7
70

File đính kèm:

  • docktra7.doc
Đề thi liên quan