Kiểm tra Hóa - Chương Al - Fe

doc2 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra Hóa - Chương Al - Fe, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Trộn 5,4g Al với 4,8g Fe2O3 rồi nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sau phản ứng ta thu được m(g) hỗn hợp chất rắn. Giá trị của m là:
 	A. 2,24(g) 	 	B. 4,08(g) 	C. 10,2(g)	D. 0,224(g)	
2. Có các dung dịch AlCl3, NaCl, MgCl2, H2SO4. Chỉ được dùng thêm một thuốc thử, thì có thể dùng thêm thuốc thử nào sau đây để nhận biết các dung dịch đó?
A. Dung dịch NaOH	B. Dung dịch AgNO3	C. Dung dịch BaCl2	D. Dung dịch quỳ tím.
3. Cho 3,78g bột Al phản ứng vừa đủ với dd muối XCl3 tạo thành dd Y. Khối lượng chất tan trong dd Y giảm 4,06g so với dd XCl3. xác định công thức của muối XCl3 là:
	A. BCl3	B. CrCl3	C. FeCl3	D. Không xác định.
4. Chất nào sau đây được gọi là phèn chua, dùng để đánh trong nước?
	A. K2SO4 . Al2(SO4)3.24H2O.	B. Na2SO4 . Al2(SO4)3.24H2O.
	C. (NH4)2SO4 . Al2(SO4)3.24H2O. 	D. Li2SO4 . Al2(SO4)3.24H2O.
5. Có năm ống nghiệm đựng riêng biệt các dung dịch loãng FeCl3, NH4Cl, Cu(NO3)2, FeSO4 và AlCl3. Chọn một trong các hoá chất sau để có thể phân biệt từng chất trên:
	A. NaOH.	B. Quỳ tím.	C. BaCl2.	D. AgNO3.
6. Gang và thép là những hợp kim của sắt, có rất nhiều ứng dụng trong công nghiệp và trong đời sống. Gang và thép có những điểm khác biệt nào sau đây?
	A. Hàm lượng cacbon trong gang cao hơn trong thép.	B. Thép dẻo và bền hơn gang.
	C. Gang giòn và cứng hơn thép.	D. A, B, C đúng.
7. Cho 2,52 gam một kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra 6,84 gam muối sunfat. Đó là kim loại nào trong số sau:
	A. Mg	B. Fe	C. Ca	D. Al
8. Sắt tác dụng với nước ở nhiệt độ cao hơn 570oC thì tạo ra sản phẩm:
	A. FeO và H2.	B. Fe2O3 và H2.	C. Fe3O4 và H2.	D. Fe(OH)2 và H2.
9. Có một loại oxit sắt dùng để luyện gang. Nếu khử a gam oxit sắt này bằng cacbon oxit ở nhiệt độ cao người ta thu được 0,84 gam sắt và 0,448 lít khí cacbonic(đktc). Công thức hoá học của loại oxit sắt nói trên là:
	A. Fe2O3.	 B. Fe3O4	C. FeO	D. Cả A, B, C đều đúng
 10. Một loại quặng chứa sắt trong tự nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hoà tan quặng này trong dung dịch axit nitric thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch bari clorua thấy có kết tủa trắng (không tan trong axit). Hãy cho biết tên, thành phần hoá học của quặng?
A. Xiđerit FeCO3.	B. Manhetit Fe3O4.	C. Hematit Fe2O3.	D. Pirit FeS2.
11. Hiện tượng thép, một hợp kim có nhiều ứng dụng nhất của sắt bị ăn mòn trong không khí ẩm, có tác hại to lớn cho nền kinh tế. Thép bị oxi hoá trong không khí ẩm có bản chất là quá trình ăn mòn điện hoá học. Người ta bảo vệ thép bằng cách:
	A. Gắn thêm một mẩu Zn hoặc Mg vào thép.
	B. Mạ một lớp kim loại như Zn, Sn, Cr lên bề mặt của thép.
	C. Bôi một lớp dầu, mỡ (parafin) lên bề mặt của thép.
	D. A, B. C đúng.
12. Trong nước ngầm thường tồn tại ở dạng ion trong sắt (II) hiđrocacbonat và sắt (II) sunfat. Hàm lượng sắt trong nước cao làm cho nước có mùi tanh, để lâu có màu vàng gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của con người nên cần phải loại bỏ. Ta có thể dùng các phương pháp nào sau đây để loại bỏ sắt ra khỏi nước sinh hoạt?
A. Dùng giàn phun mưa hoặc bể tràn để cho nước mới hút từ giếng khoan lên được tiếp xúc nhiều với không khí rồi lắng, lọc.
B. Sục clo vào bể nước mới từ giếng khoan lên với liều lượng thích hợp.
C. Sục không khí giàu oxi vào nước mới hút từ giếng khoan lên.
D. A, B, C đúng.
13. Nguyên tử có cấu hình electron lớp ngoài cùng 3d64s2 là nguyên tử của nguyên tố nào sau đây?
	A. Fe.	B. K.
	C. Cu.	D. A, B, C đúng.
14. Có những đồ vật được chế tạo từ sắt như: chảo, dao, dây thép gai. Vì sao chảo lại giòn, dao lại sắc và dây thép lại dẻo? Lí do nào sau đây là đúng? 	 
A. Gang và thép là những hợp kim khác nhau của Fe, C và một số nguyên tố khác.
B. Gang giòn vì tỷ lệ % của cacbon cao ~ 2%.
C. Thép dẻo vì tỷ lệ cacbon ~ 0,01%. Một số tính chất đặc biệt của thép do các nguyên tố vi lượng trong thép gây ra như thép crom không gỉ, 
D. A, B, C đúng.
15. Cho 37,2 gam hỗn hợp gồm Zn và Fe tác dụng với 2 lít dung dịch H2SO40,5M tới phản ứng hoàn toàn. Thể tích dung dịch NaOH 1 M cần cho vào dd sau phản ứng để có kết tủa lớn nhất là :
A. 2 lít B. 3 lít C. 4 lít D. 5 lít 
16. Cho 2,24 gam bột Fe vào 200ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn A và dung dịch B.
Khối lượng chất rắn A là :
A. 4,08 gam B. 6, 16 gam C. 7,12 gam D. 8,23 gam
17. Ngâm một đinh sắt sạch trong 200 ml dung dịch CuSO4 . Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa sạch và làm khô nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8 gam . Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 là :
A.0,3 M B. 0,4M C. 0,5M D. 0,6M 
18: Hoà tan 20 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe trong dung dịch HCl dư thấy có 1 gam khí hidro thoát ra. Khối lượng của muối clorua thu được là:
A. 40,5 gam	B. 45,5 gam	C. 55,5 gam	D. 65,5 gam
19: Hoà tan hoàn toàn 1,56 gam hỗn hợp hai kim loại trong dung dịch H2SO4 loãng thấy thu được 1,008 lit khí hidro (đktc). Khối lượng muối sunfat thu được là:
A. 5,88 gam	B. 8,58 gam	C. 5,97 gam	D. không tính được vì chưa đủ dữ kiện
20: Ngâm một thanh sắt vào 500 ml dung dịch CuSO4 2M, sau một thời gian thấy khối lượng thanh sắt tăng 0,8 gam so với lúc ban đầu. Coi thể tích dung dịch là không đổi thì nồng độ mol của CuSO4 có trong dung dịch sau phản ứng là:
A. 2,4M	B. 0,27M	C. 1,8M	D. 2M

File đính kèm:

  • dockiem tra chuong Al Fe.doc
Đề thi liên quan