Kiểm tra học kì 1 năm học 2011-2012 môn sinh 6

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 832 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì 1 năm học 2011-2012 môn sinh 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kìI 2011-2012
Câu 1 : (3,0 đ)
Kể tên các loại rễ biến dạng ? Nêu đặc điểm của từng loại rễ biến dạng đó ? Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa ?
Câu 2 (2,5 đ)
Có mấy loại thân? Kể tên một số cây có những loại thân đó ? 
Câu 3 (2,5 đ)
Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào? Chức năng của mỗi phần là gì ?
Câu 4 (2,0 đ)
Quang hợp là gì ? Viết sơ đồ tóm tắt của quang hợp ?
Đáp án
Câu 1: (3,0 đ) Có 4 loại rễ biến dạng:
 Rễ củ: Rễ phình to thành củ; Rễ móc: Rễ phụ mọc ra từ thân, cành trên mặt đất; Rễ thở: Mọc ngược lên mặt đất; Giác mút: Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân, cành của cây khác.( Mỗi ý đúng 0,5 đ)
- Phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa vì: Chất dự trữ của các củ dùng để cung cấp cho cây khi ra hoa kết quả. Sau khi cây ra hoa, chất dinh dưỡng trong rễ củ bị giảm nhiều hoặc không còn nữa, làm cho rễ củ xốp, teo nhỏ lại, chất lượng và khối lượng của củ đều giảm. (1 đ)
Câu2 ( 2,5 đ) Có 3 loại thân:
- Thân đứng: Thân gỗ: Cứng, cao, có cành; Thân cột: Cứng, cao, không có cành; Thân cỏ: Thấp. Mềm. Yếu.
- Thân leo: Leo bằng thân quấn, tua cuốn…
- Thân bò: Mềm yếu, bò lan sát đất ( Mỗi loại thân nêu đúng ( 0,5 đ), lấy được 1 - 2 ví dụ đúng 0,75 đ)
Câ 3 (2,5 đ) Cấu tạo trong của phiến lá gồm: Biểu bì, thịt lá, gân lá (0,5 đ)
- Chức năng của mỗi phần: + Biểu bì: Bảo vệ lá, cho ánh sáng xuyên qua, trao đổi khí và thoát hơi nước. (1,0 đ) + Thịt lá: Thu nhận ánh sáng, chứa và trao đổi khí để chế tạo chất hữu cơ cho cây. (0,5 đ) + Gân lá: Vận chuyển các chất (0,5 đ)
Câu 4: (2,0 đ) - Khái niệm: Quang hợp là hiện tượng lá cây chế tạo tinh bột, ôxi ngoài ánh sáng mặt trời nhờ nước, khí cácbonic và diệp lục. Hoặc: Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời để chế tạo ra tinh bột và nhả khí ôxi. (1,0 đ)
- Sơ đồ quang hợp: ( SGK: Trang 72. Viết sơ đồ đúng, đủ được 1,0 đ, thiếu hoặc sai tuỳ mức độ trừ 0,25 đến 1,0 đ)
Câu 2 : 2đ
*Môi trường sống của tảo thường ở nước : 
+ Nước ngọt : Tảo tiểu cầu, tảo xoắn…
+ Nước mặn : Tảo sừng hươu, rau câu…
* Vai trò của tảo : - trong tự nhiên : tảo cùng các thực vật khác quang hợp nhả khí ôxi cho động vật hô hấp. Là thức ăn cho cá và các động ở nước.
- Đối với con người : +Tảo dùng làm thức ăn cho người và gia súc : Tảo tiểu cầu, rau câu, rau diếp biển…
+ Dùng làm phân bón, làm thuốc, nguyên liệu trong công nghiệp làm giấy, hồ dán, thuốc nhuộm…
- Tác hại : + Một số tảo đơn bào khi sinh sản nhanh làm ô nhiễm nguồn nước.
+ Tảo xoắn, tảo vòng sống ở ruộng lúa gây hại cho lúa…
Câu 3 : 1 Điểm
Thứ tự điền như sau : thân, lá, rễ, mạch dẫn, bào tử, túi bào tử, ngọn.
Câu 4 : (2đ) Mỗi ý trả lời đúng 0,25 đ.
Đặc điểm phân biệt
Hạt của cây một lá mầm
Hạt của cây hai lá mầm
Thành phần của vỏ hạt
Số lá mầm của phôi
Nơi dự trữ chất dinh dưỡng
Ví dụ
Vỏ, phôi, phôi nhũ
Một lá mầm
Phôi nhũ
Hạt thóc, hạt ngô…
Vỏ, phôi
Hai lá mầm
Hai lá mầm
Hạt lạc, hạt bưởi…

File đính kèm:

  • docSinh 6 KI 20112012.doc
Đề thi liên quan