Kiểm tra học kì 2 môn: ngữ văn 7

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1837 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì 2 môn: ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 kiểm tra học kì II 
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian : 90 phút(không kể thời gian giao đề)

Phần I. Trắc nghiệm(3đ):Hãy đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách ghi ra giấy kiểm tra đáp án đúng nhất.
Câu 1: Ai là tác giả của văn bản ý nghĩa văn chương ?
A. Phạm Văn Đồng. 	 B. Hoài Thanh.	 C. Đặng Thai Mai.	 	D. Nguyễn Tuân.
Câu 2: Ba văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ, Sự giàu đẹp của tiếng Việt,Tinh thần yêu nước của nhân dân ta cùng có chung đặc điểm nào dưới đây? 
A. Đều là truyện ngắn. 	B. Cùng một tác giả. 
C. Đều là văn bản nghị luận. 	D. Đều là văn bản biểu cảm.
Câu3: Văn bản Sống chết mặc bay(Phạm Duy Tốn) được viết theo thể loại nào?
A. Truyện ngắn. B. Tiểu thuyết.	 C. Bút kí.	 D. Tuỳ bút.	 
Câu 4: Tính cách của hai nhân vật chính trong văn bản Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu có mối quan hệ như thế nào với nhau?	
A. Giống nhau hoàn toàn. B. Bổ sung cho nhau C. Tương phản với nhau.	 D. Gần giống nhau.
Câu 5: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu đặc biệt?
A. Giờ ra chơi.	B. Cánh đồng làng.	 C. Câu chuyện của bà tôi.	 D. Tiếng suối chảy róc sách.
Câu 6:Trạng ngữ được gạch chân trong câu: Năm ấy, bà đã ra đi mãi mãi có ý nghĩa gì?
A. Chỉ nơi chốn. 	 B. Chỉ thời gian.	 C. Chỉ mục đích.	 D. Chỉ cách thức.
Câu 7: Mục đích của việc tách trạng ngữ thành câu riêng là gì?
 	 A. Làm cho câu ngắn gọn hơn.	
 B. Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn. 
 	 C. Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ. 
 	 D. Để nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định. 
Câu 8: Trong các câu sau, câu nào là câu chủ động?
A.Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé. B.Lan được mẹ tặng chiếc cặp sách mới nhân ngày khai trường.
C.Thuyền bị sóng đánh văng ra xa. D.Ngôi nhà đã bị ai đó phá. 
Câu 9:Trong các câu có từ được sau đây, câu nào là câu bị động?
Cha mẹ tôi sinh được hai người con.
Gia đình tôi chuyển về Hà Nội được mười năm rồi.
Hôm nay, bạn ấy được thầy giáo khen.
Mỗi lần được điểm cao, bố mẹ lại mua tặng tôi một cuốn truyện.
Câu 10: Trong những câu sau, câu nào không dùng cụm chủ- vị làm thành phần?
Ông tôi đang ngồi đọc báo trên tràng kỉ, ở phòng khách.
Mẹ về là một tin vui .
Tôi rất thích quyển sách bố tặng tôi nhân dịp sinh nhật.
Chúng tôi đã làm xong bài tập mà thầy giáo cho về nhà.
Câu 11: Phần mở bài của một bài văn giải thích có nhiệm vụ gì?
Sử dụng các cách lập luận khác nhau.
Nêu ý nghĩa của việc giải thích đối với mọi người.
Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích. 
Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. 
Câu 12:Trong các trường hợp sau, trường hợp nào cần phải viết văn bản đề nghị?
Khi muốn trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay tập thể.
Khi có một nhu cầu, quyền lợi chính đáng muốn các cá nhân hay tổ chức có thẩm quyền giải quyết.
Khi có một sự kiện quan trọng sắp xảy ra, cần phải cho mọi người biết. 
Khi muốn gia nhập một tổ chức nào đó.	
Phần II. Tự luận(7đ):
Câu 1(1đ): Tìm cụm C – V làm thành phần câu hoặc làm thành phần cụm từ trong các câu sau đây. Cho biết trong mỗi câu, cụm C – V làm thành phần gì? 
 a.Nam nhờ bạn chép bài. b. Bà nội đi hội Gióng về chia quà cho các cháu.
c.Tấm vải này khổ hẹp. d. Gần sáng là lúc người ta ngủ say. 
Câu 2(6đ):Em hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. 
	
	
Hướng dẫn chấm 


Phần I. Trắc nghiệm(3đ): Mỗi câu đúng được 0,25đ.

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
C
A
C
D
B
D
A
C
A
C
B
Phần II. Tự luận(7đ):
Câu 1(1đ):Mỗi câu đúng được 0,25đ.
Nam// nhờ bạn chép bài. ( cụm C –V làm bổ ngữ)
c	v
	 b. Bà nội đi hội Gióng về// chia quà cho các cháu.( cụm C –V làm chủ ngữ)
	 c	v
	 c. Tấm vải này// khổ hẹp.( cụm C –V làm vị ngữ )
	 c	v
	 d. Gần sáng// là lúc người ta ngủ say.( cụm C –V làm định ngữ) 
 c v
Câu 2(6đ):
* Mở bài(1đ):
- Rừng là tài nguyên vô giá, đem lại lợi ích to lớn cho cuộc sống con người.
- Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
* Thân bài(4đ):
- Rừng đem đến cho con ngưòi nhiều lợi ích(2đ):
	+ Rừng cung cấp nhiều lâm sản quí giá.(0,5đ)
	+ Rừng có tác dụng ngăn nước lũ, điều hoà khí hậu…(0,5đ)
	+ Rừng là kho tàng thiên nhiên phong phú, đa dạng.(0,5đ)
	+ Rừng với những cảnh quan đẹp đẽ là nơi để cho con người thư giãn tinh thần.(0,5đ)
 - Bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống(2đ):
	+ Nếu không có ý thức bảo vệ rừng sẽ gây ra những hậu quả xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của con người.(Ví dụ: Chặt phá rừng đầu nguồn dẫn đến hiện tượng sạt lở núi, lũ quét… tàn phá nhà cửa, mùa màng, cướp đi mạng sống của con người…Đốt nương làm rẫy, đốt ong lấy mật…sơ ý làm cháy rừng, phá vỡ sự cân bằng sinh thái gây tổn thất lớn…)(1đ) 
	+ Bảo vệ rừng tức là bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống của con người.(0,5đ)
	+ Mỗi người phải có ý thức tự giác bảo vệ, giữ gìn và phát triển rừng.(0,5đ)
* Kết luận(1đ): 
- Hiện nay bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng được thế giới đặt lên hàng đầu, trong đó có việc bảo vệ rừng.
- Mỗi chúng ta hãy tích cực góp phần vào phong trào trồng cây gây rừng để đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.
	 
	Lưu ý: Chấm khuyến khích điểm đối với những bài có sự sáng tạo.	

	

File đính kèm:

  • docDe Dan ky II van 7(1).doc
Đề thi liên quan