Kiểm tra học kì 2 môn: ngữ văn khối 6 thời gian: 90 phút

doc3 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 3701 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì 2 môn: ngữ văn khối 6 thời gian: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Kim Đồng 	 KIỂM TRA HỌC KÌ II
GV: Nguyễn Thị Châu Thuỷ MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 6
 Thời gian: 90 phút
I/ Trắc nghiệm: (4 điểm)
 Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất trong bốn câu trả lời.
 1/ Trong đoạn văn: 
 “ Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.”
 ( Bài học đường đời đầu tiên)
 Nhân vật “ tôi” ở đây là ai ?
A. Dế Mèn B. Tô Hoài C. Dế Choắt D. Tô Hoài và Dế Mèn
2/ Trong các văn bản dưới đây văn bản nào của tác giả Võ Quảng?
 A. Bài học đường đời đầu tiên C. Vượt thác
 B. Sông nước Cà Mau D. Bức tranh của em gái tôi
3/ Văn bản “ Bức tranh của em gái tôi” thuộc thể loại gì?
 A. Truyện đồng thoại B. Truyện C. Truyện ngắn D. Kí
4/ Đọc câu sau và cho biết từ ngữ nào được dùng để nhân hóa?
 Cô Mùa Xuân lại về thăm chúng ta đấy.
A. Cô, về
B. Chúng ta
C. Cô, về, thăm
D. Về thăm.
5/Trình tự nào thể hiện đúng diễn biến tâm trạng người anh khi xem bức tranh em gái vẽ mình?
A. Ngạc nhiên, hãnh diện, xấu hổ. C. Ngạc nhiên, tức tối, xấu hổ.
B. Ngỡ ngàng, xấu hổ, hãnh diện. D. Tức tối, xấu hổ, hãnh diện.
6/ Trong những câu sau đây, câu nào sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ ? 
A. Lá lành đùm lá rách. .
B. Nam là một tay ghita loại cừ.
C. “Bóng Bác cao lồng lộng
 Ấm hơn ngọn lửa hồng”
D. Ông trời mặc áo giáp đen ra trận. 
7/Em hãy đọc và cho biết câu sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
 “ Vì lợi ích mười năm phải trồng cây
 Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”
A. Nhân hoá. B. So sánh.
C. Hoán dụ. D.Ẩn dụ.
8/ Hãy đọc những câu thơ sau và cho biết những câu thơ ấy do tác giả nao sáng tác ?
“Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”
A. Tố Hữu B. Nguyễn Duy
C. Trần Đăng Khoa D. Nguyễn Khoa Điềm
9/ Câu: “ Tri nhân, tri diện, bất tri tâm” có nghĩa là gì?
A. Biết người, thấy mặt. 
B. Biết người, biết mặt, nhưng không biết lòng. 
C. Chưa biết người, chưa biết mặt, đã hiểu lòng.
D. Biết lòng người nhưng chưa biết mặt.
10/ Câu: “ Tâm Nguyên, người học giỏi nhất lớp 62” thiếu thành phần nào?
A. Thiếu chủ ngữ
B. Thiếu vị ngữ
C. Thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ
D. Không thiếu thành phần nào.
II/ Tự luận: ( 6 điểm)
 Em thử hình dung hình ảnh của Bác Hồ kính yêu sau khi học xong bài thơ: “ Đêm nay Bác không ngủ” và tả lại theo sự tưởng tượng của mình.
ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN KHỐI 6
I/ Trắc nghiệm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
C
C
C
A
A
C
B
B
B
II/ Tự luận:
- Điểm 5: Bài viết thực hiện tốt các yêu cầu của một bài miêu tả sáng tạo, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, sai không qua ba lỗi chính tả, chữ viết rõ, đẹp.
- Điểm 4: Bài viết thực hiện khá tốt các yêu cầu của một bài miêu tả sáng tạo, diễn đạt khá trôi chảy, sai không quá năm lỗi chính tả, ba lỗi diễn đạt, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch.
- Điểm 3: Bài viết thực hiện tương đối các yêu cầu của một bài miêu tả sáng tạo, đảm bảo bố cục ba phần, sai không quá bảy lỗi chính tả, bốn lỗi diễn đạt.
- Điểm 2: Bài viết thực hiện chưa đảm bảo các yêu cầu, có bố cục ba phần nhưng chưa biết sắp xếp ý cho mạch lạc, sai trên tám lỗi chính tả.
- Điểm 1: Bài viết không thực hiện được các yêu cầu của bài miêu tả, diễn đạt lủng củng, sai chính tả nhiều, bố cục chưa rõ ràng.
- Điểm 0: Bài làm lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.

File đính kèm:

  • docNV6_KD.doc