Kiểm tra học kì 2 - Năm học 2012 – 2013 môn ngữ văn khối 7

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1375 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì 2 - Năm học 2012 – 2013 môn ngữ văn khối 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KHUNG MA TRẬN 
 

Tên chủ đề
(Nội dung…)
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
Tổng
cộng

TN
TL
TN
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao






TN
TL
TN
TL



Văn học

- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
C1
0,5đ











3 C
1,5đ

- Sống chết mặc bay.
C2
0,5đ









- Ca Huế trên sông Hương.


C3
0,5đ










Tiếng Việt

- Dùng cụm 
C-V để mở rộng câu



C4
0,5đ




3 C
3đ

- Liệt kê.


C5
0,5đ


 




- Dấu gạch ngang

C7
Ý1
1,5đ

C7
Ý2
0,5đ





Tập làm văn
-Văn nghị luận


C6
0,5đ











C8
 5đ
2C
5,5đ

Tổng cộng
3C
1,5đ
1C
1,5đ
2C
1đ
2C
1đ



1C
5đ
10C
10đ
















®Ò bµi
I- PHẦN TRẮC NGHIỆM.(3 điểm).
Câu 1. Ai là tác giả của văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
A- Phạm Văn Đồng	B- Hoài Thanh
C- Hồ Chí Minh	D- Phạm Duy Tốn
Câu 2. Nghệ thuật chủ yếu trong truyện ngắn “ Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là gì?
 A- Tăng cấp, so sánh. C- Đối lập, so sánh.
 B- Tăng cấp, đối lập. D- Tăng cấp, phóng đại.
Câu 3. Cách nghe ca Huế trong bài văn “Ca Huế trên sông Hương” có gì độc đáo so với nghe băng ghi âm hoặc trên màn hình?
A- Được nói chuyện trực tiếp cùng các ca công, ca nhi.
B- Được chơi thử các nhạc cụ mà các ca công biểu diễn.
C- Được nghe và nhìn trực tiếp các ca công biểu diễn.
D- Được nghe đi nghe lại nhiều lần một khúc hát, khúc nhạc. 
 Câu 4. Câu nào sau đây dùng cụm chủ- vị để mở rộng thành phần chủ ngữ?
 A- Mẹ mua quyển sách này rất hay. C- Quyển sách này rất hay vì mẹ mua. 
 B- Quyển sách mẹ mua cho tôi rất hay. D- Quyển sách rất hay này của mẹ mua. 
Câu 5. Câu văn “ Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán…”có sử dụng phép liệt kê nào?
A- Liệt kê tăng tiến, theo từng cặp.
B- Liệt kê tăng tiến, không theo từng cặp.
C- Liệt kê không tăng tiến, không theo từng cặp.
D- Liệt kê không tăng tiến, theo từng cặp.
Câu 6. Đề bài nào sau đây thuộc đề văn nghị luận giải thích?	
A- Hãy làm sáng tỏ đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.
B- Em hiểu gì về câu tục ngữ “ Thất bại là mẹ thành công”?
C- Bàn về việc bảo vệ rừng trong tình hình hiện nay.
D- Cảm nhận của em về lối sống thanh bạch, giản dị của Bác Hồ.
II- PHẦN TỰ LUẬN.
Câu 7 : Nêu công dụng của dấu gạch ngang. Cho một ví dụ về một trong các công dụng đó. 
(2 điểm) 
Câu 8 : Hãy giải thích câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”. (5 điểm)









ĐÁP ÁN
 I- PHẦN TRẮC NGHIỆM.(3 điểm - Mỗi câu 0,5 điểm).

CÂU
1
2
3
4
5
6
ĐÁP ÁN
C
B
C
C
A
B

II- PHẦN TỰ LUẬN
Câu 7: ( 2 điểm)
 Yêu cầu: Học sinh nêu đầy đủ công dụng của dấu gạch ngang:
	- Đặt giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
	- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
	- Nối các từ nằm trong một liên danh.
+ Trình bày đúng mỗi ý cho 0,5 điểm
+ Cho ví dụ đúng 0,5 điểm
Câu 8: (5 điểm) 
A- Yêu cầu về kiến thức:
+ Về kiểu bài: Viết đúng kiểu bài nghị luận (giải thích)
+ Về nội dung: Cần thể hiện được các ý sau:
+ “Uống nước” : có ý nghĩa chỉ những người thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh do người khác làm ra (bao gồm các giá trị về vật chất hoặc tinh thần).
+ “Nguồn”: có ý nghĩa chỉ những người làm ra những thành quả đó. 
+ Ý nghĩa khái quát của tục ngữ : Khi hưởng thụ, thừa hưởng một thành quả nào đó, chúng ta phải biết ơn, đền ơn những người đã đem lại những thành quả đó. Đó là lời khuyên, lời nhắc nhở của cha ông ta về thái độ sống của tất cả những ai đã và đang thừa hưởng thành quả, công lao của người đi trước.
- Tại sao “uống nước” phải “ nhớ nguồn”?
+ Trong thiên nhiên và xã hội không có sự vật nào không có nguồn gốc, trong cuộc sống không có thành quả nào không do sức lao động tạo nên.
+ Lòng biết ơn là một tình cảm đẹp xuất phát từ ý thức ghi nhớ công lao của người đã làm nên những thành quả phục vụ nhu cầu cuộc sống .
- Nhớ nguồn ta phải làm gì ? 
+ Phải hiểu biết, tri ân, gìn giữ, phát huy các thành quả của người làm ra chúng.
- Liên hệ:
Nhấn mạnh giá trị thực tế của câu tục ngữ , nhất là trong tình hình đạo đức ngày nay.
Rút ra bài học cho bản thân: Nhớ ơn dưỡng dục, sinh thành của cha mẹ, công ơn dạy dỗ của thầy cô…
B- Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách lập luận giải thích một vấn đề
- Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, có sức thuyết phục.
- Bố cục bài viết mạch lạc, rõ ràng.
- Lời văn trong sáng.
- Hạn chế mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
C- BIỂU ĐIỂM
- Điểm 5:
+ Bài viết thể hiện được khá đầy đủ yêu cầu của đáp án. Có sự sáng tạo trong cách lập ý.
+ Cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
+ Văn viết rõ ràng, trôi chảy.
+ Ít mắc lỗi chính tả.
- Điểm 4:
+ Bố cục rõ ràng.
+ Biết cách lập luận giải thích. Làm rõ được vấn đề cần giải thích. 
+ Mắc khoảng ba, bốn lỗi chính tả và diễn đạt.
- Điểm 2-3:
	+ Cơ bản đã biết cách lập luận giải thích. Còn đôi chỗ lập luận chưa chặt chẽ, thuyết phục.
+ Cách giải thích chưa thật rõ ràng, chuẩn xác. 
	+ Văn viết còn lủng củng.
	+ Mắc 5-8 lỗi chính tả và diễn đạt.
- Điểm 1:
+ Chưa nắm cách làm bài nghị luận.
+ Bài làm quá sơ sài.
+ Mắc quá nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
- Điểm 0:
+ Bài làm hoàn toàn lạc đề hoặc bỏ trống.

File đính kèm:

  • docDe KT HKII Ngu van 7 2013 co MT DA.doc
Đề thi liên quan